*3NTPHue(2007-2011)
Bạn phải đăng kí/đăng nhập để có thể tham gia post bài trong diễn đàn!

Join the forum, it's quick and easy

*3NTPHue(2007-2011)
Bạn phải đăng kí/đăng nhập để có thể tham gia post bài trong diễn đàn!
*3NTPHue(2007-2011)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào đón mọi người đến với tập thể *3 Nguyễn Tri Phương,Huế!

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» 9\3 Mô đâu hết rồi!!!!!!!!!
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeSat Dec 31, 2011 3:10 pm by trumhoLe

» Ảnh mình tự làm! Không được đẹp lắm...
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeTue Aug 16, 2011 9:41 pm by Admin

» Game For Fun
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeThu Aug 11, 2011 8:28 am by Gia Cát Võ Hầu Khổng Minh

» Ch0n. 1 ...tr0ng 2
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeSun Aug 07, 2011 1:37 pm by Gia Cát Võ Hầu Khổng Minh

» CHÀO TRỞ LẠI.......
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 1:43 pm by Gia Cát Võ Hầu Khổng Minh

» nhạc đc post bởi AD
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeMon Aug 01, 2011 9:58 pm by Admin

» Bạn thích nhân vật nào nhất trong Tam Quốc Chí
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeMon Aug 01, 2011 8:08 am by Gia Cát Võ Hầu Khổng Minh

» Học bơi!!!!!!!!!!!!!!!
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeSun Jul 31, 2011 9:04 pm by thuyhanh_tran82

» anh big bang choi vuj
Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] I_icon_minitimeTue Jul 26, 2011 7:07 am by Gia Cát Võ Hầu Khổng Minh

Affiliates
free forum


You are not connected. Please login or register

Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier]

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Lâu lâu post truyện đọc cho vui ^^! Đọc và cảm nhận nhák!!! 121

BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU?

Mathieu yêu quý,
Thomas yêu quý,

Khi các con còn nhỏ, thỉnh thoảng, vào dịp Noël, ba lại có ý định tặng các con một cuốn sách, một cuốn Tintin chẳng hạn. Rồi sau đó, hẳn chúng ta có thể trò chuyện cùng nhau. Ba biết rất rõ Tintin, ba đã đọc nhiều lần tất cả các tập.
Nhưng ba không bao giờ thực hiện ý định đó cả, chẳng mất công làm gì. Các con sẽ chẳng bao giờ biết đọc. Đến giây phút cuối cùng, quà Noël cho các con lại sẽ là những khối hộp hoặc những chiếc ô tô nhỏ…
Giờ thì Mathieu đã ra đi kiếm tìm quả bóng của mình ở một nơi mà người ta không thể giúp thằng bé lấy lại nó được nữa, giờ thì Thomas, dù vẫn luôn hiện diện trên Trái đất, nhưng tâm hồn đã ngày càng phiêu du giữa những đám mây, tuy vậy, ba vẫn sẽ tặng các con một cuốn sách. Một cuốn sách ba viết cho các con. Để không ai quên được các con, để các con không chỉ hiện hữu trên một bức ảnh trong tấm thẻ chứng nhận tật nguyền. Để viết ra những điều ba chưa bao giờ tiết lộ. Có lẽ là những nỗi niềm ăn năn. Ba không phải một người cha tốt cho lắm. Thường thì ba không chịu đựng nổi các con, thật khó để có thể thương yêu các con. Với các con, cần phải có lòng kiên nhẫn vô tận của một thiên thần, mà ba thì không phải thiên thần.
Để nói với các con rằng ba rất tiếc vì chúng ta đã không thể cùng nhau hạnh phúc, và có lẽ, cũng là để xin các con tha lỗi vì ba đã làm hỏng các con.
Các con và ba mẹ, chúng ta đều không có cơ hội. Trời đã định như vậy, điều đó được gọi là họa vô đơn chí.
Ba không than phiền nữa.
Khi nói về những đứa trẻ tật nguyền, người ta thường tỏ vẻ nghiêm trọng như khi nói về một thảm hoạ. Nhưng lần này, ba muốn thử nói về các con một cách vui vẻ. Các con từng khiến ba cười, và không phải lúc nào cũng là miễn cưỡng.
Nhờ các con, ba mới có được nhiều lợi thế hơn so với các bậc phụ huynh có con cái bình thường. Ba không phải bận tâm gì về chuyện học hành hay định hướng nghề nghiệp cho các con. Ba mẹ không phải phân vân xem nên chọn chuyên ngành khoa học hay chuyên ngành văn học. Ba mẹ không phải lo lắng xem các con sẽ làm nghề gì sau này, bởi chúng ta nhanh chóng biêt được điều đó: không gì cả.
Và đặc biệt, suốt nhiều năm trời, ba được hưởng miễn phí giấy chúng nhận đã đóng thuế ô tô (1). Nhờ các con, ba đã có thể phóng trên những chiếc ô tô cỡ lớn của Mỹ.


Từ lúc bước lên chiếc Camaro, Thomas, 10 tuổi, không ngừng hỏi, như thằng bé vẫn thường làm: “Ba ơi, mình đi đâu?”
Thoạt tiên, tôi trả lời: “Mình về nhà.”
Một phút sau, cũng với vẻ ngây thơ như vậy, nó lại đặt ra cùng câu hỏi ấy, nó không hiểu gì cả. Đến lần hỏi thứ mười “Ba ơi, mình đi đâu?” thì tôi không trả lời nữa…
Ba cũng chẳng biết rõ chúng ta đi đâu, Thomas tội nghiệp của ba à.
Chúng ta đi loanh quanh. Chúng ta đâm thẳng vào tường.
Một đứa con tật nguyền, rồi hai đứa. Tại sao không là ba…
_____________________________________________________________________________________
1 Các bậc phụ huynh có con bị tật nguyền được cấp thẻ chứng nhận tật nguyền vĩnh viễn được hưởng giấy chứng nhận đã đóng thuế ô tô. Năm 1991, năm loại thuế này mất hiệu lực, người ta không được hưởng quyền lợi gì khi có con bị tật nguyền nữa (chú thích của tác giả)

[ đọc hết 8 comments để xem hết truyện, tau post một lần ko đc _,,_!]



Được sửa bởi thuyhanh_tran82 ngày Wed Jul 20, 2011 11:22 pm; sửa lần 1.

2Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] Empty Tiếp: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? Wed Jul 20, 2011 11:14 pm

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Ba ơi, mình đi đâu?
Mình đi ngược chiều trên xa lộ.
Mình đi đến Alaska. Mình đi vuốt ve lũ gấu. Mình sẽ bị chúng xé xác.
Mình đi hái nấm. Mình đi hái loại nấm tử thần và mình sẽ làm món ốp lết ngon lành.
Mình đi đến bể bơi, mình đi lao xuống một cái bể cạn từ một cái ván nhún.
Mình đi ra biển. Mình đi đến làng Mont-Saint-Michel. Mình sẽ đi dạo trong cát lún. Mình đi trong sa lầy. Mình sẽ đi xuống địa ngục.
Không nản chí, Thomas tiếp tục: “Ba ơi, mình đi đâu?” Có lẽ thằng bé sẽ cải thiện được kỷ lục của chính mình. Sau lần hỏi thứ một trăm thì mọi chuyện khiến người ta không nhịn cười nổi nữa. Với nó, người ta không cảm thấy nhàm chán, Thomas quả là vua của thể loại runing gag (1).


Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay. Chẳng có ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó, như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.
Tôi có tới hai ngày tận thế.


Khi ngắm nhìn một em bé sơ sinh, người ta thường bày tỏ thái độ ngưỡng mộ. Vì chuyện đó thật tuyệt. Người ta ngắm nghía đôi bàn tay em bé, người ta đếm những ngón tay nhỏ xíu của em bé, người ta nhận thấy em bé có năm ngón trên mỗi bàn tay, năm ngón trên mỗi bàn chân, người ta sững sờ, không phải bốn ngón, không phải sáu ngón, đúng thế, chỉ năm ngón thôi. Mỗi lần như vậy là một điều kỳ diệu. Ấy là tôi không bàn đến cấu tạo bên trong vốn còn phức tạp hơn.
Sinh ra một đúa trẻ, là đối mặt với nguy cơ… Không phải bao giờ người ta cũng thành công. Thế nhưng, người ta vẫn tiếp tục sinh đẻ. Mỗi giây trên Trái đất lại có một phụ nữ cho ra đời một đứa trẻ… Nhất thiết phải tìm gặp người phụ nũ đó và yêu cầu cô ta ngừng lại, một kẻ thích đùa đã chua thêm như vậy.


Hôm qua, chúng tôi đến tu viện Abbeville để gới thiệu Mathieu với dì Madeleine, nữ tu dòng Carmel.
Chúng tôi được đón tiếp trong phòng khách tu viện, một căn phòng nhỏ quét vôi trắng toát. Trên bức tường cuối phòng, có một lỗ cửa bị tấm ri đô dày che kín. Tấm ri đô màu đen, chứ không phải màu đỏ như ở Nhà hát Múa rối. Từ sau tấm ri đô, chúng tôi nghe thấy cất lên một giọng nói: “Xin chào các con.”
Đó là dì Madeleine. Dì phải ở trong nhà tu kín, dì không được phép thấy chúng tôi.
Chúng tôi thảo luận một lúc với dì, rồi dì muốn gặp Mathieu. Dì yêu cầu chúng tôi đặt chiếc nôi của thằng bé trước lỗ cửa rồi quay mặt vào tường. Các nữ tu kín chỉ được phép thấy trẻ con chứ không được phép thấy người lớn. Vì vậy, dì đã gọi các nữ tu khác đến đế trầm trồ khen ngợi thằng cháu họ gọi dì bằng bà. Chúng tôi nghe thấy tiếng áo váy sột soạt, tiếng cười đùa rúc rích rồi tiếng ri đô bị kéo ra. Tiếp đến là một màn hoà tấu những lời tán dương, những tiếng cù léc vui vẻ dành cho đứa trẻ tuyệt vời. “Nó mới dễ thương làm sao! Mẹ Bề trên, Mẹ hãy nhìn xem nó cười với chúng ta này, chẳng khác nào một thiên thần bé nhỏ, một Đức Chúa hài đồng…!” Điều này sẽ hoàn toàn đúng nếu họ không nhận xét rằng thằng bé có vẻ khôn trước tuổi.
Đối với các nữ tu, trẻ con trước hết đều là tạo vật của Đức Chúa lòng lành, vì thế mà chúng thật hoàn hảo. Tất cả những gì Chúa tạo ra đều hoàn hảo. Họ không muốn thấy những khiếm khuyết. Hơn nữa, đây lại là cháu họ của Mẹ Bề trên. Đã có lúc tôi muốn ngoảnh lại nói với họ rằng chẳng cần phải cường điệu làm gì.
Nhưng tôi không làm thế, tôi đã quyết định đúng.
Cũng phải có một lần Mathieu tội nghiệp được nghe những lời tán dương chứ…


Tôi sẽ không bao giờ quên người bác sĩ đầu tiên đã dũng cảm thông báo cho chúng tôi tin Mathieu vĩnh viễn không phát triển bình thường. Ông là giáo sư Fontaine, ở Lille. Ông khuyên chúng tôi không nên nuôi ảo tưởng. Mathieu chậm phát triển, thằng bé sẽ mãi mãi chậm phát triển, dù thế nào đi nữa thì cũng chẳng thề làm gì, nó tật nguyền, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đêm hôm đó, chúng tôi ngủ không yên giấc. Tôi nhớ mình đã gặp ác mộng.
Cho tới lúc ấy, mọi chẩn đoán đều rất mập mờ. Mathieu chậm phát triển, người ta đã nói với chúng tôi rằng thằng bé chỉ chậm phát triển thể chất, không vấn đề gì về tinh thần.
Nhiều bậc phụ huynh, nhiều bạn bè tìm cách trấn an chúng tôi, thường là rất vụng về.
Mỗi lần gặp thằng bé, họ lại tỏ ra ngac nhiên trước những tiến bộ nó đạt được. Tôi nhớ có lần đã nói với họ rằng tôi thì tôi thấy ngạc nhiên trước những tiến bộ nó không đạt được. Tôi ngắm nhìn con cái của những người khác.
Người Mathieu mềm oặt. Thằng bé không thể giữ cho đầu mình thẳng được, như thể cổ nó cấu tạo bằng cao su vậy. Trong khi con cái của những người khác vươn người lên, vẻ kiêu hãnh, để đòi ăn, thì Mathieu cứ nằm thượt ra. Nó chẳng bao giờ đói, phải có lòng kiên nhẫn vô tận của một thiên thần mới cho nó ăn được, và thường thì nó ọe luôn lên người thiên thần.

Nếu một đứa trẻ ra đời là một điều kỳ diệu, thì một đứa trẻ tật nguyền ra đời lại là một điều kỳ diệu ngược lại.
Mắt của Mathieu tội nghiệp nhìn không rõ, xương lại yếu, chân thì khoèo và nó nhanh chóng bị gù, tóc tai nó bờm xờm, nó không xinh xắn gì và đặc biệt, nom nó thật u buồn. Thật khó để chọc cho nó cười, lúc nào nó cũng lặp đi lặp lại: “A, đây, đây, Mathieu… A, đây, đây, Mathieu…” như một khúc ca đơn điệu. Đôi khi nó gào khó xé gan xé ruột, như thể nó đang đau đớn ghê gớm vì không nói được gì với chúng tôi. Chúng tôi luôn có cảm giác nó hiểu tình trạng của nó. Hẳn nó nghĩ: “Nếu biết, con sẽ chẳng ra đời.”
Chúng tôi rất muốn che chở cho nó khỏi cái số phận đã bám riết lấy nó. Điều khủng khiếp nhất, là chúng tôi không làm được gì. Thậm chí, chúng tôi không thể an úi nó, không thể nói với nó rằng chúng tôi yêu nó như những gì nó có, bởi người ta bảo chúng tôi rằng nó bị điếc.



Khi nghĩ rằng mình chính là tác giả những ngày tháng của nó, những tháng ngày kinh khủng mà nó phải trải qua trên Trái đất, rằng mình chính là kẻ khiến nó xuất hiện, tôi lại muốn xin nó tha thứ.

Người ta dựa vào đâu để nhận ra một đứa trẻ bất thường?
Nó giống như một đứa trẻ ngu ngơ, dị dạng.
Như thể người ta nhìn nó qua một tấm kính mờ đục.
Chẳng có tấm kính mờ đục nào cả.
Đứa trẻ đó sẽ không bao giờ sáng sủa.

Cuộc sồng của đứa trẻ bất thường chẳng có gì vui vẻ. Ngay lúc đầu, mọi chuyện đã diễn ra tệ hại.
Lần đầu tiên mở mắt, nó thấy hai gương mặt nghiêng xuống chiếc nôi của nó, ngắm nhìn nó với vẻ rụng rời. Ba nó và mẹ nó. Họ đang nghĩ: “Chính chúng ta đã tạo ra thứ này ư?” Họ có vẻ không mấy tự hào.
Đôi khi, họ mạt sát nhau, đổ trách nhiệm cho nhau. Họ sẽ moi ra bằng được một bậc cụ kỵ hay một ông chú già nua nghiện rượu nào đó đậu vắt vẻo trên những cành cây phả hệ.
Đôi khi, họ bỏ nhau luôn.


Mathieu luôn phát ra những tiếng “brừm-brừm” từ miệng. Thằng bé nghĩ mình là một chiếc ô tô. Tệ nhất là những lần nó chơi trò Cuộc đua Hai mươi tư giờ thành Mans(2). Suốt đêm nó “brừm-brừm” không ngừng nghỉ.
Đã nhiều lần tôi phải yêu cầu nó tắt ngay động cơ nhưng vô ích. Không tài nào thuyết phục được.
Tôi không thể ngủ, ngày hôm sau tôi phải dậy sớm. Đôi lúc, trong đầu tôi này sinh những ý nghĩ khủng khiếp, tôi muốn quăng nó qua cửa sổ, nhưng chúng tôi sống ở tầng trệt, nên việc đó sẽ chẳng có tác dụng gì, chúng tôi sẽ lại tiếp tục nghe thấy tiếng nó.
Tôi tự an ủi mình bằng suy nghĩ ngay cả những đứa trẻ bình thường cũng khiến cha mẹ chúng mất ngủ.
Thật đáng đời họ.

Mathieu không thể đứng thẳng người. Cơ nó thiếu sức trương, người nó mềm oặt như con búp bê bằng vải. Nó sẽ phát triển thế nào đây? Nó sẽ ra sao khi nó lớn? Liệu chúng tôi có nên đặt cho nó cái cọc đỡ (3)?
Tôi từng nghĩ có thể nó sẽ trở thành thợ sửa ô tô. Nhưng là một người thợ nằm dài. Giống như những người sửa gầm ô tô trong các ga ra không có cầu nâng.

Mathieu không có nhiều thú vui giải trí. Thằng bé không xem tivi, nó không cần đến ti vi rồi mới bị thiểu năng. Dĩ nhiên, nó không đọc. Thứ duy nhất có vẻ khiến nó được hạnh phúc đôi chút là âm nhạc. Khi nghe thấy tiếng nhạc, nó vỗ vào quả bóng của nó, như vỗ vào một cái trống, rất nhịp nhàng.
Quả bóng giữ vị trí quan trọng trong cuộc đời nó. Nó thường ném quả bóng vào một nơi nào đó mà nó biết là không thể tự mình lấy được. Thế là nó đến tìm chùng tôi, nó kéo tay chúng tôi tới chỗ nó đã ném quả bóng. Chúng tôi lấy lại quả bóng, chúng tôi đưa quả bóng cho nó. Năm phút sau, nó lại đến tìm chúng tôi, vì nó lại vừa ném quả bóng thêm lần nữa. Nó có thể lặp đi lặp lại cùng một hành động ấy hàng chục lần trong ngày.
Hẳn đó là cách duy nhất nó tìm được mối liên kết với chúng tôi, để chúng tôi nắm lấy taynó.
Giờ thì Mathieu đã ra đi tự mình tìm bóng. Nó đã ném quả bóng đi quá xa. Đến một nơi mà chúng tôi không thể giúp nó lấy lại quả bóng được nữa…

Mùa hè sắp tới. Cây cối đơm hoa. Vợ tôi đang đợi sinh đứa bé thứ hai, cuộc sống thật tươi đẹp. Đứa bé sẽ chào đời đúng mùa hoa nở. Chúng tôi nóng lòng mong mỏi và hơi lo lắng.
Dĩ nhiên vợ tôi rất lo lắng. Để không làm tôi căng thẳng, cô ấy không dám nói ra điều đó.
Tôi thì tôi dám. Tôi không có khả năng giữ những mối ưu tư trong lòng, tôi cần được chia sẻ. Tôi đã không thể kìm nén mình. Tôi nhớ mình từng nói với cô ấy bằng giọng điệu tế nhị quen thuộc: “Em cứ tưởng tượng đứa bé này cũng sẽ không bình thường đi.” Tôi không chỉ muốn tạo lập bầu không khí vui vẻ, mà còn muốn trấn an bản thân và giải trừ số mệnh.
Tôi nghĩ rằng chuyện đó sẽ không bao giờ xảy đến lần thứ hai. Tôi biết người ta thường nói thương cho roi cho vọt, nhưng tôi không nghĩ Chúa thương tôi đến vậy: tôi là người ích kỷ, nhưng không tới mức ấy.
Với Mathieu, hẳn đó là một tai nạn, mà tai nạn chỉ xảy ra một lần; theo nguyên tắc, nó không lặp lại.
Dường như bất hạnh chỉ đến với những ai không mong đợi nó, không nghĩ đến nó. Vì vậy, chúng tôi nghĩ đến nó để nó không xảy ra…
_________________________________________________________________________
(1) Hài kịch lặp đi lặp lại, dưới cùng một hình thức hoặc dưới các hình thức khác nhau đôi chút, trong cùng
một vở kịch ngắn hay trong nhiều kỳ liên tiếp (các chú thích nếu không lưu ý gì thêm đều là của người
dịch)


(2) 24 Heures du Mans: cuôc đua ô tô kéo dài hai mươi tư giờ đồng hồ ở thành phố Mans, phía Tây nước
Pháp.

(3) Nguyên bản tiếng Pháp: tuteur, vừa có nghĩa là cái cọc đỡ vừa có nghĩa là người giám hộ

3Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] Empty Tiếp: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? Wed Jul 20, 2011 11:15 pm

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Thomas vừa chào đời, thằng bé thật tuyệt vời, tóc vàng, mắt đen, ánh mắt linh hoạt, miệng luôn mỉm cười. Tôi sẽ không bao giờ quên niềm vui đó.
Nó đã chào đời thật thành công, như một thứ tạo vật quý giá và mong manh. Mái tóc vàng khiến nó nom như một thiên thần bé nhỏ trong tranh của Botticelli. Tôi bế nó trên tay, vuốt ve nó, làm nó bật cười mãi mà không thấy chán.
Tôi nhớ mình từng tâm sự với bạn bè rằng lần này tôi đã hiểu có một đứa con bình thường là như thế nào.

Nhưng tôi lạc quan hơi vội vàng, Thomas rất yếu, thằng bé thường xuyên đau ốm, đã nhiều lần chúng tôi buộc phải đưa nó tới bệnh viện.

Rồi một ngày kia, bác sĩ điều trị dũng cảm cho chúng tôi hay sự thật. Thomas cũng vậy, cũng tật nguyền, như anh trai nó.
Thomas sinh ra sau Mathieu hai năm.
Mọi thứ lại trở về trật tự cũ. Thomas ngày càng giống Mathieu. Đó là ngày tận thế thứ hai của đời tôi.

Tạo hóa đã quá nặng tay với tôi.

Ngay cả kênh TF1, để làm nhân vật chính gây xúc động và khiến đông đảo khán giả nhỏ lệ, hẳn cũng sẽ không dám đưa một tình huống tương tự tình huống của tôi vào một bộ phim truyền hình, bởi e rằng làm nhu thế là quá đáng, là thiếu chân thực và rốt cuộc thế nào cũng bị chê cười.

Tạo hóa đã giao cho tôi vai diễn người cha khả kính.
Tôi có ngoại hình hợp với vai diễn này lắm sao?
Tôi có thành người khả kính được không?
Tôi sẽ khiến người ta nhỏ lệ hay khiến người ta chê cười?


"Ba ơi, mình đi đâu?
- Mình đi đến Lourdes"

Thomas bật cười, như thể nó hiểu.
Bà tôi, được một bà phước giúp đỡ, đã cố thuyết phục tôi đến Lourdes cùng hai đứa con trai. Bà hy vọng có được một điều kỳ diệu.
Đến Lourdes rất xa, phải mất mười hai tiếng chạy tàu cùng hai đứa trẻ khó lòng bảo ban.
Khi trở về, chúng sẽ khôn ngoan hơn, bà phước nói vậy. Bà không dám nói "sau điều kỳ diệu".
Dù sao cũng chẳng có điều kỳ diệu nào cả. Nếu những đứa trẻ tật nguyền như tôi từng nghe nói, là một hình phạt của Chúa trời, thì thật khó tưởng tượng nổi Đức Mẹ Đồng Trinh lại muốn can thiệp vào đó bằng cách tạo ra một điều kỳ diệu. Dĩ nhiên bà ta sẽ không muốn nhúng tay vào quyết định của đấng bề trên.
Và rồi ngoài kia, giữa đám đông, giữa những đoàn rước lễ, trong đêm tối, tôi có nguy cơ lạc mất bọn trẻ và không bao giờ gặp lại chúng nữa.
Có lẽ đó chính là điều kỳ diệu chăng?

Khi có con bị tật nguyền, người ta phải chịu đựng không ít những lời ngu ngốc.
Có người nghĩ rằng chúng tôi đáng bị như thế. Ai đó muốn điều tốt cho tôi đã kể tôi nghe câu chuyện về một anh chàng học viên dòng tu trẻ tuổi. Lúc sắp đươc phong giáo sĩ thì anh ta gặp một cô gái và đem lòng yêu cô ta say đắm. Anh ta bèn rời bỏ trường dòng rồi kết hôn với cô gái đó. Họ sinh được một đứa con, đứa bé bị tật nguyền. Thật đáng đời họ.
Có người nói rằng không phải ngẫu nhiên mà bạn lại sinh ra những đứa con tật nguyền. "Lỗi là do ba của anh..."

Đêm hôm ấy, trong giấc ngủ mơ màng, tôi gặp ba tôi trong một quán rượu.
Tôi giới thiệu các con tôi với ông, ông chưa tùng gặp chúng bao giờ, ông qua đời trước khi chúng được sinh ra.
"Ba ơi, nhìn này".
"Ai thế?"
"Các cháu của ba, ba thấy chúng thế nào?"
"Không đến nỗi xoàng lắm"
"Tại ba đấy"
"Con lảm nhảm gì vậy?"
"Tại Byrrh. Ba biết đấy, khi các bậc phụ huynh uống rượu"
Ông quay lưng lại với tôi và ông gọi một ly Byrrh khác.

Có người nói :"Nếu là tôi thì tôi sẽ bóp chết nó ngay lúc nó chào đời, như bóp chết một con mèo vậy". Họ chẳng có óc tưởng tượng tí gì cả. Ta có thể thấy họ chưa bao giờ bóp chết một con mèo.

Thoạt tiên, khi đứa trẻ chào đời, trừ phi nó dị dạng hình thể, người ta không biết chắc liệu nó có tật nguyền hay không. Các con tôi, lúc còn là những đứa trẻ sơ sinh, cũng c hẳng khác gì những đứa trẻ sơ sinh khác. Nghĩa là chúng không biết tự ăn, nghĩa là chúng không biết nói, nghĩa là chúng không biết đi, đôi khi chúng mỉm cười, đặc biệt là Thomas. Mathieu thì ít cười hơn......

Khi con mình bị tật nguyền, không phải lúc nào người ta cũng phát hiện ra ngay. Chuyện đó giống như một điều bất ngờ.

Cũng có người nói: "Con cái tật nguyền là một món quà của Chúa Trời." Và họ nói thế không phải để đùa cợt. Đó hiếm khi là những người có con cái tật nguyền.
Lúc nhận món quà đó, người ta muốn thốt lên với Chúa Trời: "Ôi! Không cần phải...."


Lúc chào đời, Thomas được nhận một món quà rất đẹp, một chiếc cốc, một cái đĩa và một cái thìa sâu lòng bằng bạc. Trên cán thìa và xung quanh đĩa có những họa tiết trang trí giống đường vân trên vỏ loại sò Saint - Jacques. Cha đỡ đầu của thằng bé đã tặng nó những món đồ này, anh ta là tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng, một trong số những người bạn thân thiết của gia đình tôi.
Khi Thomas lớn và nhanh chóng lộ ra mình bị thiểu năng, nó không bao giờ nhận được quà từ cha đỡ đầu của nó nữa.

Nếu nó phát triển bình thường, hẳn sau đó, nó sẽ được tặng một cây bút xinh xắn có ngòi bằng vằng, một cây vợt tenis, một chiếc máy ảnh...Nhưng vì nó bất thường, nên nó chẳng được quyền nhận thêm gì hết. Cũng không thể oán trách tra đỡ đầu của nó, đó là chuyện thường tình. Anh ta từng tự nhủ: "Tạo hóa đã chẳng quà cáp cho nó, vậy có lý nào tôi lại phải quà cáp cho nó." Vả chăng, có quà cáp thì thằng bé cũng không biết để làm gì.
Tôi vẫn giữ chiếc đĩa sâu lòng đó, tôi dùng nó làm gạt tàn. Thomas và Mathieu không hút thuốc, chúng sẽ không biết hút thuốc, mà chúng nghiện ngập.
Bởi mỗi ngày, chúng tôi phải cho chúng uống thuốc an thần để giữ chúng yên lặng.


Một người cha có con tật nguyền phải mang một khuôn mặt rầu rĩ. Anh ta phải chịu nỗi đau riêng với chiếc mặt nạ tang thương. Chẳng bao giờ có chuyện anh ta đeo cái mũi cà chua để chọc cười. Anh ta không có quyền cười nữa, bởi đó là sở thích xấu xa trọn vẹn nhất. Còn khi anh ta có tới hai đứa con tật nguyền, thì mọi thứ đều tăng gấp đôi, anh ta phải tỏ vẻ bất hạnh gấp hai lần.

Khi không gặp may mắn, người ta phải mang vẻ bề ngoài phù hợp với hoàn cảnh, phải ra vẻ bất hạnh, đây là vấn đề kỹ năng sống.
Tôi thường xuyên thiếu kỹ năng sống. Tôi nhớ, có một hôm, tôi yêu cầu được nói chuyện với vị bác sĩ viện trưởng viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt nơi Mathieu và Thomas ở. Tôi tâm sự với ông những lo lắng của tôi: đôi khi tôi tự hỏi liệu Thomas và Mathieu có hoàn toàn bình thường không...
Ông bác sĩ không thấy chuyện đó đáng cười.
Ông ấy có lý, chuyện đó chẳng đang cười. Ông ấy không hiều rằng đây là cách duy nhất tôi tìm được để giữ cho mình khỏi suy sụp.
Giống như Cyrano de Bergerac chọn cách tự nhạo báng cái mũi của ông ta, tôi tự nhạo báng con cái của tôi. Đó là đặc quyền làm cha của tôi.

Với tư cách là cha của hai đứa trẻ tật nguyền, tôi từng được mời tham gia đối chứng trên một chương trình truyền hình.
Tôi nói về các con tôi, tôi nhấn mạnh việc chúng thường xuyên khiến tôi bật cười vì những hành động ngu ngốc của chúng và tôi cũng nhấn mạnh rằng không nên tước bỏ thú vui gây cười xa xỉ của những đứa trẻ tật nguyền.
Khi mặt mũi một đưa trẻ nhoe nhoét kem sô cô la thì ai nấy đều bật cười; nhưng nếu đó là một đứa trẻ tật nguyền thì người ta lại không cười nữa. Đứa trẻ ấy, nó chẳng bao giờ khiến được ai cười, chẳng bao giờ được thấy những khuôn mặt vừa tươi cười vừa ngắm nhìn nó, giả thử nếu có thì cũng là nụ cười của những kẻ ngu ngốc nhạo báng nó mà thôi.
Tôi đã xem chương trình đươc phát sóng lại này.
Người ta đã cắt toàn bộ những gì liên quan đến chuyện cười.
Ban giám đốc cho rằng cần phải nghĩ đến các bậc phụ huynh. Chi tiết đó có thể khiến họ bị sốc.


Thomas thử tự mình mặc đồ. Thằng bé đã xỏ được áo sơ mi lên người, nhưng không biết cài cúc. Lúc này nó đang mặc áo len chui đầu. Có một lỗ thủng trên chiếc áo len chui đầu. Nó chọn giải pháp khó khăn, nó nảy ra ý tưởng không chui đầu vào cổ áo như một đứa trẻ bình thường hẳn sẽ làm, mà chui đầu qua cái lỗ thủng. Chẳng đơn giản chút nào, cái lỗ thủng chỉ rộng khoảng năm centimet. Mọi việc diễn ra khá lâu. Thằng bé thấy chúng tôi nhìn nó làm và thấy chúng tôi bắt đầu cười. Mỗi lần cố thử, nó lại làm cái lỗ toác thêm ra, nó không nản lòng, chúng tôi càng cười thì nó càng nới rộng cái lỗ. Sau hơn mười phút, nó cũng thành công. Khuôn mặt rạng rỡ của nó thò ra khỏi chiếc áo len, qua cái lỗ.
Vở kịch kết thúc. Chúng tôi những muốn vỗ tay.

Sắp tới Noël, tôi đến cửa hàng đồ chơi. Một người bán hàng khăng khăng đòi chăm sóc tôi trong khi tôi chẳng yêu cầu anh ta gì cả.
"Ông mua đồ chơi cho các cháu mấy tuổi?"
Tôi khinh suất trả lời. Mathieu mười một còn Thomas chín.
Cho Mathieu, người bán hàng khuyên tôi nên mua những đồ chơi mang tính khoa học. Tôi nhớ cái bộ đồ chơi tự lắp ráp đài truyền thanh, bên trong có một que hàn và vô số dây điện. Còn cho Thomas, là bộ ghép hình bản đồ nước Pháp, với các tỉnh lỵ cùng tên các thành phố bị cắt rời, cần phải sắp xếp lại. Đã có lúc, tôi tưởng tượng ra chiếc đài phát thanh Mathieu lắp ráp và tâm bàn đồ nước Pháp Thomas ghép hình, với Strasbourg nằm ven bờ Địa Trung Hải, Brest thuộc vùng Auvergne và Marseille thuộc tỉnh Ardennes(1).
Anh ta còn giới thiệu với tôi bộ trò chơi Nhà Hóa học Nhò tuổi, cho phép bọn trẻ tiến hành tại nhà các thí nghiệm tạo ánh sáng và gây nổ làm phát ra đủ mọi sắc màu. Tại sao lại không là bộ trò chơi Kẻ đánh bom liều chết Nhỏ tuổi với chiếc đai lưng buộc đầy thuốc nổ để giải quyết triệt để vấn đề nhỉ...
Tôi hết sức kiên nhẫn lắng nghe người bán hàng giải thích, tôi cám ơn anh ta, rồi tôi tự mình quyết định. Cũng như mọi năm, tôi mua cho Mathieu một hộp các hình lập phương và mua cho Thomas những chiếc ô tô nhỏ. Người bán hàng không hiểu, anh ta lẳng lặng gói quà thành hai gói. Lúc bước khỏi cửa hàng, tôi thấy anh ta ra hiệu cho anh bạn đồng nghiệp, anh ta chỉ ngón tay lên trán, vẻ muốn nói: "Gã này bị thần kinh..."

Thomas và Mathieu chẳng bao giờ tin vào Ông già Noël hay Đức Chúa hài đồng. Chúng chưa từng viết thư cho Ông già Noël hỏi xin ông mọt thứ gì đó. Chúng ở vào vị trí thích hợp để biết Đức Chúa hài đồng không tặng quà bao giờ. Hoặc nếu Ngài có tặng thì tốt hơn cả là nên đề phòng.
Chúng tôi không phải nói dối chúng. Chúng tôi không phải lén lút đi mua mấy hình lập phương hay ô tô cho chúng, chúng tôi không phải giả vờ.

Chúng tôi chẳng bao giờ làm máng cỏ hay trang trí cây thông.
Không có nến, vì sợ hoả hoạn.
Cũng không ánh mắt trẻ thơ đầy thán phục.
Noël, đó là một ngày như mọi ngày khác.
Đứa trẻ tuyệt trần, nó vẫn chưa chào đời.

Ngày nay, người ta nỗ lực rất nhiều để giúp người tật nguyền tham gia thị trường lao động. Các doanh nghiệp tuyển dụng những người này để được hưởng những ưu đãi thuế khoá và đươc miễn giảm đảm phụ. Sáng kiến hay ho làm sao. Tôi biết một nhà hàng ngoại tỉnh có tuyển những thanh niên thiểu năng nhẹ làm nhân viên phục vụ, họ khiến ta cảm động, luôn phục vụ khách với sự tận tâm vô hạn, nhưng hãy chú ý tránh xa các món có nước xốt, hoặc nên mặc một chiếc áo vải dầu.
Tôi không thể ngăn mình mường tượng ra cành Mathieu và Thomas bước vào thị trường lao động.

_________________________________________________________________________________________
(1) Strasbourg nằm ở phía Đông Bắc nước Pháp trong khi Địa Trung Hải ở phía Nam, Brét ở phía Tây Bắc trong khi Auvergne ở miền Trung còn Marseille ở phía Nam trong tình Ardennes ở phía Tây Bắc.

4Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] Empty Tiếp: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? Wed Jul 20, 2011 11:16 pm

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Mathieu, lúc nào cũng "brừm-brừm", rất có thể sẽ làm nghề lái xe, thằng bé sẽ phóng hết tốc lực khắp Châu Âu trên một chiếc đầu kéo xe moóc nặng nhiều tấn, với kính chắn gió phủ đầy gấu bông.
Thomas, lúc nào cũng thích chơi với những chiếc máy bay nhỏ và xếp chúng vào hộp, rất có thể sẽ trở thành nhân viên kiểm soát bay, chịu trách nhiệm giúp các máy bay tải trọng lớn hạ cánh.
Jean-Louis, người cha của chúng, người không xấu hổ sao khi nhạo báng hai thằng bé thậm chí không thể tự vệ này?
Không. Điều đó đâu cản ngăn được tình cảm.

Có thời gian, chúng tôi cũng thuê người giúp việc để chăm sóc bọn trẻ. Tên cô ta là Josée, người miền Bắc, tóc nhuộm vàng, dáng vẻ cục mịch, có thể nó đó là một cô nông dân. Cô ta từng làm việc cho các gia đình giàu có ở ngoại ô Lille. Cô ta yêu cầu chúng tôi mua một chiếc chuông nhỏ để gọi cô ta. Tôi nhớ cô ta còn muốn biết chỗ cất bộ đồ ăn bằng bạc. Trong công việc trước đây của mình, cô ta có thói quen cọ rửa bộ đồ ăn bằng bạc mỗi tuần một lần. Vợ tôi nói với cô ta rằng cô ta đang ở nông thôn, nhưng một ngày kia, Josée cũng đến nông thôn…(1)

Cô ta tỏ ra hết sức tuyệt vời với bọn trẻ, đầy lương tri. Cô ta cư xử với chúng như với những đứa trẻ phát triển bỉnh thường, không yếu đuối, không mủi lòng quá mức, cô ta biết cách thô bạo với chúng khi cần thiết. Tôi nghĩ cô ta rất thương yêu chúng. Khi chúng làm những chuyện ngu ngốc, tôi nghe thấy cô ta bảo chúng: "Các con đúng là có rơm trong đầu!"
Đây là lời chẩn đoán xác đáng duy nhất từng đươc đưa ra. Josée. cô ta có lý, chắc chắn bọn trẻ có rơm trong đầu. Thậm chí các bác sĩ cũng không thấy điều đó.

Album ảnh của gia đình chúng tôi hầu như chẳng có gì. Chúng tôi không chụp nhiều ảnh bọn trẻ, chúng tôi không muốn khoe chúng. Một đưa trẻ bình thường luôn đươc chụp trong đủ loại trang phục, đủ mọi tư thế, vào đủ mọi dịp: ta thấy đứa trẻ ấy thổi ngọn nến sinh nhật đầu đời, chập chững những bước đầu đời, chập chững những bươc đầu tiên, tắm lần đầu tiên trong đời. Ta ngắm nhìn nó, xao lòng. Ta dõi theo sát sao những tiến bộ của nó. Nhưng với một đứa trẻ tật nguyền thì ta không muốn dõi theo sự xuống dốc của nó làm gì.
Khi xem những bức ảnh hiếm hoi chụp Mathieu, tôi cũng phải thừa nhận thằng bé không xinh xắn và người ta có thể thấy ngay nó bất thường. Chúng tôi, những người làm cha mẹ, chúng tôi không thấy điều đó. Đối với chúng tôi, nó vẫn xinh xắn, vẫn là đứa con đầu lòng. Dù sao đi nữa chúng tôi vẫn luôn gọi nó là "một em bé xinh xắn". Một em bé thì không có quyền được xấu xí, nên bất chấp thế nào, người ta cũng không được quyền nói nó xấu xí.
Có một bức ảnh chụp Thomas mà tôi rất thích. Khi ấy nó khoảng ba tuổi. Tôi đặt nó vào một cái lò sưởi lớn, nó ngồi trên chiếc ghế bành nhỏ giữa đống củi cùng tro bụi, đúng chỗ người ta đốt lửa. Thế chỗ ác quỷ, là một thiên thần nhỏ yếu ớt đang mỉm cười.
Năm đó, nhiều bạn bè gửi cho tôi thiệp mừng là những bức ảnh chụp họ cùng con cái vây quanh. Ai nấy đều có vẻ hạnh phúc, ai nấy đều tươi cười. Chụp một bức như vậy là khó khăn lớn đối với gia đình tôi. Cần phải làm cho Thomas và Mathieu cười trước đã. Còn chúng tôi những người làm cha mẹ, chẳng lúc nào chúng tôi muốn cười cả.
Vả lại tôi cũng không hình dung nổi dòng chữ "Chúc mừng năm mới" viết bằng tiếng Anh mạ vàng ngay phía trên những mái đầu bờm xờm và u lồi của các con tôi. Nó có nguy cơ giống một trang bìa tạp chí Hara-Kiri (2) do Reiser vẽ hơn là một tấm thiệp chúc mừng.

Một hôm, tôi thấy Josée thông bồn rửa bát bằng một chiếc ống thụt, tôi nói với cô ta sẽ mua thêm một chiếc nữa. Cô ta hỏi tôi:
"Sao lại phải có hai cái hả ông? Một cái là đủ rồi." Tôi trả lời:
"Josée, cô quên tôi có hai đứa con à."
Cô ta không hiểu. Thế là tôi giải thích rằng mỗi lần đưa Mathieu và Thomas đi dạo và cần phải đưa chúng qua một con suối, thì sử dụng ống thụt rất thuận tiện. Chúng ta sẽ đặt cố định ống thụt lên đầu bọn trẻ, và chỉ cần nắm cán ống thụt nhắc chúng lên lả đủ để đưa chúng qua suối mà không sợ bị ướt chân. Thuận tiện hơn nhiều so với bế chúng.
Cô ta có vẻ kinh khiếp.
Từ hôm đó cái ống thụt biến mất. Hẳn là cô ta giấu nó đi...

Mathieu và Thomas đang ngủ, tôi ngắm nhìn chúng. Chúng mơ gì nhỉ?
Chúng có mơ như những đứa trẻ khác không?
Có lẽ về đêm, chúng mơ mình trở nên thông minh.
Có lẽ về đêm, chúng bắt đầu phục thù, chúng mơ giấc mơ của những thiên tài.
Có lẽ về đêm, chúng trở thành sinh viên Đại học Bách khoa, nhà bác học, nhà nghiên cứu, và chúng phát minh.
Có lẽ về đêm, chúng khám phá ra các định luật, các nguyên tắc, cá định đề, các định lý. Có lẽ về đêm, chúng tiến hành những phép tình uyên bác bất tận.
Có lẽ về đêm, chúng nói tiếng Hy Lap và tiếng Latin.

Nhưng ngay khi ngày mới đến, để không ai nghi ngờ và để được yên ổn chúng lại trở về với cái vẻ ngoài tật nguyền của chúng. Đề người ta khỏi quấy rầy chúng, chúng giả như không biết nói. Lúc người ta cất lời với chúng, chúng làm như thể không hiểu để không phải trả lời. Chúng không muốn đến trường, không muốn làm bài tập, không muốn học bài.
Cần phải hiểu chúng, chúng đã phải nghiêm túc suốt cả đêm nên ban ngày chúng cần được thư giãn. Thế nên chúng làm những chuyện ngu ngốc. __________________________________________________________________________
(1) Nguyên văn tiếng Pháp "venir à la campagne" vừa có nghĩa là "đến nông thôn" vừa có nghĩa là "tham gia chiến sự"
(2) Tạp chí châm biếm nổi tiếng ở Pháp, ra đời tháng Chín năm 1960.



Điều duy nhất ba mẹ làm được là đặt tên cho các con. Khi chọn hai cái tên Mathieu và Thomas, ba mẹ đã theo lối thượng lưu cộng thêm sự tham khảo đôi chút về tôn giáo. Bởi người ta chẳng bao giờ biết được mọi chuyện và tốt hơn hết là phải luôn tỏ ra hòa hợp với mọi người.
Nhưng ba mẹ đã lầm khi nghĩ có thể thu hút được đặc ân của Chúa trời về phía các con. Mỗi lần nghĩ đến đôi tay đôi chân bé nhỏ của các con, ba lại hiểu các con sinh ra không phải để được đặt tên là Tarzan… Ba không tưởng tượng nổi cảnh các con ở trong rừng rậm, chuyền từ cành này sang cành khác, thách thức những dã thú bạo tàn, và dùng đôi cánh tay mạnh mẽ bạnh hàm một con sư tử hay bẻ cổ một con trâu.
Đúng hơn thì tên các con phải là Tarzoon, nổi tủi hổ của rừng rậm.
Các con nên nhớ, ba thích các con hơn Tarzan ngạo mạn. Các con dễ khiến người ta cảm động hơn, hai chú chim bé bỏng của ba ạ. Các con làm ba nghĩ đến những người ngoài hành tinh.


Thomas có một cặp kính mắt, một cặp kính mắt nhỏ màu đỏ, tất hợp với thằng bé. Trong bộ quần yếm, trông nó y như một sinh viên Mỹ, nó thật bảnh.
Tôi cũng không nhớ làm thế nào mà chúng tôi nhận ra thị lực của thằng bé kém nữa. Giờ đây, với cặp kính của mình, nó có thể nhìn thấy rõ mọi thứ, chú chó Snoopy, những bức tranh nó vẽ... Đã có lúc tôi ngây thơ không tưởng nổi khi nghĩ rằng rốt cuộc nó cũng có thể biết đọc.
Thoạt tiên, tôi mua cho nó các cuốn truyện tranh, tiếp đến là các cuốn tiểu thuyết trong bộ sưu tập "Signe de Piste", rồi Alexandre Dumas, Jules Verne, Meaulnes vĩ đại và sau cùng, tại sao lại không chứ, là Proust.
Nhưng không, nó sẽ chẳng bao giờ biết đọc. Dù câu chữ trên các trang sách có trở nên rõ ràng thì mọi thứ trong đầu nó vẫn mãi lờ mờ như thế. Nó sẽ chẳng bao giờ biết được rằng những cái vết chân ruồi nhỏ xíu phủ đầy các trang sách ấy kể chuyện cho chúng ta nghe và có thể đưa chúng ta đến những miền đất khác. Nó đứng trước những cái vết ấy cũng như tôi đứng trước đống chữ tượng hình vậy.
Hẳn nó tin đó là những bức tranh, những bức tranh nhỏ xíu vô nghĩa. Hoặc đơn giản nó nghĩ đó là những đàn kiến và nó ngắm nhìn chúng, ngạc nhiên vì thấy chúng không bỏ trốn khi nó di di tay nghiến nát chúng.


Để khiến khách qua đường mủi lòng, những người ăn xin thưởng phô bày cái nghèo khổ của họ, bàn chân què quặt, mỏm cụt ở chân ở tay, con chó già nua, con mèo đầy rận, con cái họ.
Lẽ ra tôi cũng có thể làm giống họ. Tôi có tới hai con chim mồi loại tốt để kêu gọi lòng thương, hẳn chỉ cần mặc cho chúng chiếc áo măng tô nhỏ sờn rách màu xanh lính thủy là đủ. Lẽ ra tôi có thể cùng chúng ngồi lên một miếng bìa các tông trải trên đất, ra vẻ nặng gánh nhọc nhằn. Lẽ ra tôi có thể bật những giai điệu réo rắt từ máy nghe nhạc, Mathieu nhịp nhàng vỗ lên quả bóng của mình.
Lẽ ra tôi, người vốn luôn mơ ước trở thành nghệ sĩ hài kịch, tôi có thể kể câu chuyện "Cái chết của con chó" của Vigny, trong khi Thomas diễn vai con sói khóc lóc, "nó khóc, con sói nhỏ"...
Có lẽ mọi người sẽ rất xúc động và ấn tượng trước màn diễn đó. Có lẽ họ sẽ cho chúng tôi vài xu để đi uống một ly Byrrh vì sức khỏe của ông bọn trẻ.

Tôi đã làm một chuyện điên rồ, tôi vừa mua cho mình một chiếc Bentley. Một chiếc xế cổ, một chiếc Mark VI, 22 mã lực, cứ một trăm cây số lại tiêu thụ hết hai mươi lít xăng. Xe màu xanh nước biển pha đen, nội thất xe bọc da đỏ. Bảng điều khiển làm từ gỗ trắc bách diệp, với rất nhiều những mặt đồng hồ tròn nho nhỏ và đèn báo sáng được thiết kế nom như những viên đá quý. Chiếc xe đẹp như một cỗ xe ngựa bốn bánh sang trọng vậy; khi nó dừng lại, người ta cứ ngỡ từ trên đó bước xuống là nữ hoàng nước Anh.
Tôi dùng chiếc xe này để đến viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt đón Thomas và Mathieu.
Tôi cho chúng ngồi lên ghế sau, như những vị hoàng tử.
Tôi rất tự hào về chiếc ô tô của mình, mọi người đều ngưỡng mộ nhìn nó, cố nhận mặt một nhân vật tiếng tăm trên ghế sau xe.
Giá như họ thấy cái gì trên ghế sau xe, hẳn họ sẽ thất vọng lắm. Thay vì nữ hoàng nước Anh là hai thằng bé xấu xí lồi u dãi dớt lòng thòng, trong đó có một thằng, thằng thiên tài, không ngớt lặp đi lặp lại: "Ba ơi, mình đi đâu? Ba ơi mình đi đâu?..."
Tôi nhớ có lần, trên đường về, tôi định nói chuyện với chúng như một người cha nói chuyện với các con của mình khi ông đến trường đón chúng. Tôi nghĩ ra các câu hỏi liên quan đến chuyện học hành. "Thế nào, Mathieu, bài tập về Motaigne ấy? Bài tiểu luận của con được mấy điểm? Còn con, Thomas, bài viết tiếng Latin của con mắc bao nhiêu lỗi. Môn lượng giác thì sao?"
Trong lúc nói với chúng về chuyện học hành, tôi ngắm nhìn qua gương chiếu hậu những mái đầu rối bù nhỏ bé cùng ánh mắt ngơ ngáo của chúng. Có lẽ tôi đang hy vọng chúng sẽ trả lời nghiêm túc những câu hỏi của tôi, hy vọng chúng tôi sẽ dừng màn hài kịch lũ trẻ tật nguyền ở đây, hy vọng rằng trò chơi này chẳng hay ho gì, rốt cuộc chúng sẽ trở nên nghiêm túc như tất cả mọi người, rốt cuộc chúng lại trở nên giống như những người khác...
Tôi đã đợi câu trả lời một lát.
Thomas đã hỏi đi hỏi lại nhiều lần: "Ba ơi, mình đi đâu? Ba ơi, mình đi đâu?" trong khi Mathieu cứ liên tục "brừm-brừm"...
Đó đâu phải một trò chơi.


Thomas và Mathieu đang lớn, chúng lần lượt mười một và mười ba tuổi. Tôi từng nghĩ rằng một ngày nào đó, chúng sẽ có râu, tôi sẽ phải cạo râu cho chúng. Trong phút chốc, tôi tưởng tượng ra chúng cùng bộ râu của chúng.
Tôi từng nghĩ rằng khi chúng lớn, tôi sẽ tặng mỗi đứa một chiếc dao cạo hình thanh đoản kiếm. Tôi sẽ nhốt chúng trong phòng tắm để chúng tự xoay xở với chiếc dao cạo được tặng. Khi không nghe thấy tiếng động gì nữa, tôi mới cầm một chiếc giẻ lau nhà chạy đến chùi rửa phòng tắm.
Tôi kể ý tưởng này cho vợ tôi nghe để chọc cô ấy cười.

Mỗi dịp cuối tuần, Thomas và Mathieu lại từ viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt trở về, mình mẩy đầy vết trầy da xước xát. Hẳn chúng phải đánh nhau dữ dội lắm. Hoặc, tôi tưởng tượng ra rằng trong cái viện vốn nằm ở nông thôn ấy, kể từ khi trò chọi gà bị cấm, các giáo viên đã tổ chức những cuộc chiến con trẻ để thư giãn đồng thời kiếm chác thêm chút tiền.

Cứ nhìn những vết thương sâu hoắm cũa bọn trẻ, thì hẳn là các giáo viên đã phải gắn những chiếc cựa kim loại vào ngón tay chúng. Chẳng tốt chút nào.
Tôi phải viết thư cho bán giám đốc viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt để chuyện này chấm dứt mới được.


Thomas sẽ không phải ghen tị với anh trai nó nữa, nó cũng sắp có một chiếc áo chỉnh hình rồi. Một chiếc áo chỉnh hình rất ấn tượng bằng da và kim loại mạ crôm. Nó cũng đang còn gập người, đang trở nên gù như anh nó. Ít nữa thôi, chúng sẽ giống như những cụ già bé bỏng sống cả đời chỉ để nhặt củ cải trên các cánh đồng.
Mấy chiếc áo chỉnh hình đắt khủng khiếp, chúng được làm hoàn toàn thủ công, tại một xưởng chuyên biệt ở Paris, gần La Motte-Picquet, xưởng Maison Leprêtre. Hàng năm, chúng tôi phải đưa bọn trẻ đến xưởng lấy số đo để làm áo chỉnh hình mới vì chúng vẫn lớn lên. Lúc nào chúng cũng ngoan ngoãn mặc người ta làm gì thì làm.
Khi được mặc áo chỉnh hình với crôm sáng ánh lên, nom chúng như những chiến binh La Mã trong bộ áo giáp hay như những nhân vật truyện tranh khoa học viễn tưởng.
Khi ôm chúng trong tay, tôi có cảm giác đang ôm những con rô bốt. Những con búp bê bằng sắt.
Buổi tối, tôi phải dùng cờ lê để cởi đồ cho chúng. Khi tháo bộ áo giáp khỏi người chúng, tôi nhận thấy phần thân trần phía trên còng queo của chúng có những vết bầm tím do cái khung kim loại hằn lên, và tôi lại gặp lại hai chú chim non nhỏ bé trụi lông đang run rẩy.


Tôi đã làm nhiều chương trình truyền hình về trẻ em tật nguyền. Tôi vẫn nhớ trong chương trình đầu tiên, tôi bắt đầu bằng một loạt hình ảnh xoay quanh cuộc thi em bé xinh nhất. Phần minh hoạ là bài hát do André Dassary thể hiện: "Hãy ngợi ca tuổi trẻ, tuổi coi thường công danh và bay thẳng đến chiến thắng..."
Tôi có quan điểm rất lạ về các cuộc thi em bé xinh nhất. Tôi chẳng bao giờ hiểu tại sao người ta lại tán dương và tặng thưởng những người có con cái xinh đẹp, như thể đó là nhờ họ vậy. Nếu đã thế, thì sao không trừng trị và bắt phạt những kẻ có con cái tật nguyền đi?
Tôi còn gặp lại những bà mẹ ngạo mạn và tự tin giơ kiệt tác của họ lên trước ban giám khảo ấy.
Tôi từng muốn họ đánh rơi cái kiệt tác của họ.


Tôi về nhà sớm hơn thường lệ. Chỉ có một mình Josée trong phòng bọn trẻ, hai chiếc giường trống không, cửa sổ mở toang. Tôi nghiêng người ra ngoài, nhìn xuống dưới, mơ hồ lo sợ.
Chúng tôi sống ở tầng thứ bốn mươi.
Bọn trẻ đâu rồi? Tôi không nghe thấy tiếng chúng. Josée đã quẳng chúng qua cửa sổ. Có thể cô ta đã lên cơn điên, đôi khi tôi vẫn đọc được những tín hiệu kiểu như vậy trên báo chí.
Tôi hỏi cô ta, vẻ nghiêm trọng: "Josée, tại sao cô lại quẳng bọn trẻ qua cửa sổ?"
Tôi nói thế để cười, để xua đi ý nghĩ đen tối.

Cô ta không trả lời, cô ta không hiểu, nom cô ta có vẻ sững sờ.
Tôi tiếp tục cũng bằng cái giọng ấy: "Thật không tốt chút nào. Josée ạ, những chuyện cô đã làm ấy mà. Tôi biết chúng tật nguyền, nhưng đấy không phải là lý do để quẳng chúng đi." Josée khiếp sợ, cô ta nhìn tôi không thốt nên lời, tôi nghĩ cô ta sợ tôi. Cô ta đi vào phòng ngủ của vợ chồng tôi, bế bọn trẻ lại và đặt bọn chúng trước mặt tôi.
Chúng vẫn ổn.
Josée được phen bấn loạn, hẳn cô ta phải tự nhủ: "Ông sinh ra lũ con điên điên như thế cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên."


Mathieu và Thomas sẽ chẳng bao giờ biết đến Bach, Schubert, Brahms, Chopin...
Chúng sẽ chẳng bao giờ tranh thủ được ích lợi từ các nhạc sĩ này, những người vốn giúp chúng ta sống qua những buổi sáng buồn bã, khi tâm trạng u uẩn và hệ thống sưởi bị hỏng. Chúng sẽ chẳng bao giờ biết được cảm giác nổi da gà mỗi lần nghe một khúc adagio của Mozart, sức mạnh mà mỗi bản nhạc của Beethoven và mãnh liệt của Liszt mang lại, mong muốn vùng dậy xâm chiếm Ba Lan sau mỗi tác phẩm của Wagner, những vũ điệu cuồng nhiệt của Bach và những giọt nước mắt nóng hổi trước những bản nhạc da diết của Schubert...
Tôi rất muốn chúng thử nghe bằng dàn hi-fi và mua một bộ. Lập cho chúng tủ đĩa hát đầu tiên, tặng chúng những chiếc đĩa đầu tiên...
Tôi rất muốn chúng nghe những đĩa hát ấy, cùng chúng chơi trò "Diễn đàn âm nhạc", tranh luận về các cách biểu diễn khác nhau và quyết định xem cách nào là hay nhất...
Để chúng được rung động trước tiếng dương cầm của Benedetti, Gould, trước tiếng vĩ cầm của Menuhin, Oïstrakh, Milstein...
Để chúng được thoáng thấy thiên đường.


Mùa thu. Tôi băng qua khu rừng Compiègne trên chiếc Bently, với Thomas và Mathieu ngồi ở ghế sau. Cảnh đẹp không thể tả nổi. Khu rừng rực lên đủ màu sắc, đẹp như trong tranh Watteau vậy. Thậm chí tôi không thể nói với bọn trẻ: "Các con nhìn xem, đẹp chưa", Thomas và Mathieu không ngắm cảnh, chúng chẳng quan tâm. Chúng tôi chưa bao giờ thưởng ngoạn được gì cùng nhau cả.
Chúng sẽ chẳng bao giờ biết đến Watteau, chúng sẽ chẳng bao giờ đi tham quan bảo tàng. Ngay cả những niềm vui lớn lao giúp loài người sống nổi ấy, chúng cũng bị tước nốt.
Chỉ có món khoai tây chiên. Chúng mê mẩn khoai tây chiên, dặc biệt là Thomas, nó nói được từ "khoai tai chiên".


Khi ngồi một mình trên ô tô với Thomas và Mathieu, thỉnh thoảng tôi lại nảy ra ý tưởng thật kỳ quặc. Tôi sẽ mua hai chai rượu, một chai Butagaz và một chai whisky, và tôi sẽ nốc cạn cả hai chai.
Tôi tự nhủ nếu tôi bị tai nạn ô tô nghiêm trọng, có lẽ mọi chuyện sẽ tốt hơn. Nhất là đối với vợ tôi. Càng ngày tôi càng không sống nổi, bọn trẻ càng lớn càng trở nên khó tính. Thế là tôi nhắm nghiền mắt lại và vừa tăng tốc vừa cố giữ cho mắt nhắm nghiền càng lâu càng tốt.


Tôi sẽ chẳng bao giờ quên ông bác sĩ đặc biệt đã đón tiếp chúng tôi ngày vợ tôi mang bầu lần thứ ba. Chúng tôi đã định phá thai. Ông bác sĩ nói: "Tôi xin nói thẳng với ông bà. Ông bà đang lâm vào một tình thế nguy kịch. Ông bà đã có hai đứa con tật nguyền. Ông bà định có thêm đứa nữa, nhưng liệu mọi chuyện có thực sự đổi khác không, với tình hình như hiện giờ? Song ông bà cứ tưởng tượng lần này ông bà sẽ có một đứa con bình thường đi. Thế là tất cả sẽ thay đổi. Ông bà sẽ không thất bại nữa, và đứa trẻ sẽ là may mắn của ông bà."

May mắn của chúng tôi tên là Marie, con bé bình thường và rất xinh đẹp. Nó bình thường, vì trước nó chúng tôi đã có hai bản nháp thử rồi. Khi biết tình trạng hai anh nó, các bác sĩ đều khẳng định như vậy.
Hai ngày sau khi Marie chào đời, một bác sĩ nhi khoa đến thăm bệnh cho con bé. Ông ta xem xét chân nó rất lâu, rồi ông ta cao giọng:"Chân con bé có thể bị khoèo..." Một lúc sau, ông ta nói thêm: "Không phải, tôi nhầm."
Chắc chắn ông ta nói thế để chọc cười.
Con gái tôi lớn lên, trở thành niềm tự hào lớn lao của chúng tôi. Nó thật xinh đẹp, nó thật thông minh. Sự phuc thù số mệnh đích đáng, cho đến một ngày kia...
Nhưng khá nực cười, đó lại là câu chuyện khác.



Mẹ của các con tôi, người từng bị tôi làm cho phát bực, đã rất chán nản, cô ấy chia tay tôi. Cô ấy đi tìm tiếng cười nơi khác. Đáng đời tôi. Tôi đáng bị thế lắm.

Tôi lại còn một mình, khốn đốn.
Tôi muốn tìm một cô gái trẻ đẹp.

Tôi tưởng tượng ra thông báo tìm bạn đời của mình thế này.
"Trung niên, 40 tuổi, 3 con trong đó 2 con bị tật nguyền, tìm một phụ nữ trẻ có học thức, xinh đẹp, hài hước."
Người phụ nữ đó cần có rất nhiều thứ, nhất là tâm trạng u ám.
Tôi đã gặp gỡ một vài cô xinh xắn hơi ngốc nghếch. Tôi hết sức tránh nhắc đến các con tôi, Nếu không hẳn mấy cô ấy trốn tiệt mất.
Tôi còn nhớ một cô nàng tóc vàng cũng biết tôi đã có con, nhưng không rõ chúng trong tình trạng nào. đến giờ tôi vẫn như nghe cô nàng hỏi: "Khi nào thi anh giới thiệu em với các con anh vậy, có vẻ như anh không muốn ấy, anh xấu hổ vì em à?"
Tại viện chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đặc biệt nơi Mathieu và Thomas ở, có nhiều cô phụ trách trẻ, đặc biệt có một cô cao lớn tóc nâu rất xinh đẹp. Rõ ràng cô ta sẽ là người lý tưởng, bởi cô ấy biết các con tôi và cách sử dụng chúng.
Nhưng rốt cuộc, chuyện chẳng ra đâu vào đâu. Hẳn cô ta đã tự nhủ: "Bọn tật nguyền ư, trong tuần thì được đấy, vì đó là công việc của mình, nhưng phải gặp chúng cả tuần nữa thì..."
Mà có lẽ tôi cũng không hợp gu cô ta và cô ta thường nghĩ: "Gã đó hả, chuyên môn của gã là trẻ tật nguyền, có thể gã lại cho mình một đứa tật nguyền lắm chứ, vậy nên thôi, xin cám ơn."
Và rồi, một ngày kia, ngày xửa ngày xưa có một cô gái duyên dáng, học thức, hài hước. Cô ấy quan tâm đến tôi cùng hai đứa trẻ bé bỏng của tôi, Tôi thật may mắn vì cô ấy chấp nhận ở lại. Nhờ cô ấy, Thomas đã học được cách kéo lên và kéo xuống khoá Éclair. Không lâu. Bởi ngày hôm sau thằng bé không biết nữa, nó quên tất cả, phải bắt đầu bằng con số 0.
Với các con tôi, người ta không bao giờ phải sợ lặp đi lặp lại một việc, chúng quên mọi thứ. Với chúng, chẳng bao giờ có chuyện chán nản, chẳng bao giờ có chuyện thói quen hay buồn rầu. Chẳng có gì lỗi thời hết, mọi việc luôn mới mẻ.




Những chú chim bé nhỏ của ba, ba rất buồn khi nghĩ rằng các con không biết điều gì đã làm nên những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời ba.
Những khoảnh khắc tuyệt vời ấy là những khoảnh khắc mà ở đó thế giới thu nhỏ lại thành một người duy nhất, ở đó chúng ta sống chỉ vì người ấy và nhờ vào người ấy, ở đó chúng ta run run mỗi lần nghe tiếng bước chân người ấy, giọng nói người ấy, chúng ta ngây ngất mỗi lần trông thấy người ấy. Chúng ta sợ làm đau người ấy nếu ôm người ấy quá chặt, chúng ta rạo rực mỗi lần ôm hôn người ấy và thế giới xung quanh chúng ta bỗng trở nên nhạt nhòa.
Các con sẽ chẳng bao giờ biết được cơn rùng mình êm dịu lan tỏa từ chân đến đầu ấy, nó làm nảy sinh trong các con cảm giác xáo trộn, tệ hơn cả việc bị mất trí, bị điện giật hay bị hành quyết. Nó làm các con bối rối, đảo điên và cuốn các con vào cơn cuồng quay khiến các con trở nên hoảng hốt và nổi da gà. Nó khuấy động tâm can các con, làm mặt mũi các con nóng bừng, làm các con đỏ mặt, làm các con phải gào rú, sởn gai ốc, làm các con ấp úng, nói nhăng cuội, làm các con vừa cười vừa khóc.
Bởi lẽ, thế đấy, những chú chim bé nhỏ của ba, các con sẽ chẳng bao giờ biết chia ở ngôi thứ nhất số ít và ở thức trình bày hiện tại động từ thuộc nhóm thứ nhất này: yêu



Mỗi lần trên phố người ta yêu cầu tôi ủng hộ trẻ em tật nguyền, tôi đều từ chối. Tôi không dám nói rằng tôi có tới hai đứa con tật nguyền, bởi người ta sẽ nghĩ tôi đùa cợt.
Vẻ ung dung và tươi tắn, tôi tự cho phép mình nói: "Trẻ em tật nguyền à, tôi đã cho rồi."


Tôi vừa phát minh ra một con chim. Tôi đặt tên nó là Antivol (1), nó là một con chim hiếm. Nó không giống như những con chim khác. Nó hay bị chóng mặt. Thật không may đối với một con chim. Nhưng nó rất lạc quan. Thay vì yếu mềm trước khuyết tật của mình nó lại lấy khuyết tật đó ra để vui đùa.
Mỗi khi người ta bảo nó bay, nó đều tìm được một lý do nhộn nhộn nào đó để không thực hiện điều người ta bảo và chọc cười mọi người. Hơn nữa, nó rất dạn dĩ, nó mỉa mai những con chim bay, những con chim bình thường.
Như thể Thomas và Mathieu mỉa mai những đứa trẻ bình thường chúng gặp trên phố vậy. Thế giới đảo lộn.


Trời mưa, Josée đưa bọn trẻ đi dạo về sớm hơn thường lệ, cô ta đang cho Mathieu ăn
Tôi không thấy Thomas. Tôi ra khỏi phòng. Trong hành lang, trên mắc áo, tôi thấy treo bộ quần liền tất của thằng bé, nó vẫn căng phồng lên, giữ đúng hình dạng một cơ thể. Tôi trở lại phòng với vẻ nghiêm khắc.
"Josée, tại sao cô lại treo Thomas lên mắc áo?" Cô ta nhìn tôi không hiểu.
Tôi tiếp tục trò đùa của mình: "Không phải vì nó là một đứa trẻ tật nguyền mà người ta cần treo nó lên mắc áo như vậy."

Josée không bối rối, cô ta trả lời:
"Thưa ông, tôi phơi một lúc cho nó khô, nó ướt sũng."
____________________________________________________________________________________
1 Ở đây tác giả chơi chữ, ghép giữa “anti” (phản đối) và “vol” (bay)

5Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] Empty Tiếp: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? Wed Jul 20, 2011 11:17 pm

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Các con tôi rất tình cảm. Khi vào cửa hàng, Thomas muốn ôm hôn mọi người, người trẻ, người già, người giàu, người nghèo, vô sản, tư sản, da trắng, da đen, không hề phân biệt.
Mọi người hơi khó chịu mỗi lần thấy thằng bé mười hai tuổi lao bổ vào họ để ôm hôn. Vài người lùi lại, những người khác để kệ và sau đó vừa dùng mùi soa lau mặt vừa nói: "Thằng bé dễ thương quá!"
Đúng, chúng rất dễ thương. Chúng chẳng thấy cái xấu ở bất kỳ nơi nào cả, như những người ngây thơ vậy. Chúng hiện hữu từ trước khi xuất hiện nguyên tội, vào thời mà thế giới toàn người tốt, thiên nhiên rất nhân từ, mọi cây nấm đều ăn được và người ta có thể vuốt ve lũ hổ mà không sợ gì nguy hiểm.
Khi đến sở thú, chúng rất muốn hôn lũ hổ. Khi chúng kéo đuôi con mèo, thật là lạ con mèo chẳng cào chúng, hẳn con mèo tự nhủ: "Đó là những đứa trẻ tật nguyền, cần phải khoan dung với chúng vì chúng hoàn toàn mất trí."
Liệu một con hổ có phản ứng như thế nếu Thomas và Mathieu kéo đuôi nó không? Tôi sẽ thử xem, nhưng trước đó, tôi phải cảnh báo con hổ đã.


Một lần đi dạo với hai cậu con trai của mình, tôi lại có cảm giác đang mang trên tay những con rối hay những con búp bê bằng vải. Chúng nhẹ bẫng, xương chúng nhỏ bé mong manh, chúng không lớn lên, chúng không béo lên, ở tuổi mười bốn, trông chúng như ở tuổi lên bảy, đó là những chú yêu tinh bé bỏng. Chúng không nói tiếng Pháp, chúng nói tiếng yêu tinh, hoặc có khi chúng nghêu ngao, gầm gừ, ăng ẳng, ríu rít, quàng quạc, liến thoắng, gào rú hay kêu ken két. Không phải lúc nào tôi cũng hiểu chúng.
Trong đầu những chú yêu tinh của tôi có gì nhỉ? Không có chi. Ngoài rơm ra thì hẳn không có chi ghê gớm lắm, khá lắm là có một bộ óc chim, hay một cửa hiệu đồ cũ nơi bán mấy thứ máy cổ lỗ dùng ga len làm chất dò sóng hay một chiếc đài cũ kỹ không dùng được nữa. Vài sợi dây điện hàn ẩu, một cái máy thu thanh bán dẫn, một cái bóng điện nhỏ chập chờn thường xuyên tắt ngóm và một vài từ được ghi âm quay vòng vòng.
Với bộ óc như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi bọn trẻ không được hoàn thiện lắm. Chúng sẽ không bao giờ thành sinh viên Đại học Bách khoa, thật đáng tiếc, hẳn tôi sẽ phải tự hào lắm vì tôi vốn luôn học rất tệ môn toán.
Mới đây, tôi gặp một chuyện rất súc động. Mathieu đã say sưa đọc một cuốn sách. Tôi lại gần, vô cùng hồi hộp.
Nó cầm quyển sách ngược.


Tôi từng rất thích tạp trí Han-Kiri. Có lúc, tôi muốn đề xuất với tạp trí này một trang bìa. Tôi muốn mượn em trai tôi, sinh viên trường Bách khoa, bộ đồng phục rộng có mũ hai chóp của nó để mặc cho Mathieu và chụp ảnh cho thằng bé. Tôi nghĩ phần chú thích ảnh sẽ là: "Năm nay, thủ khoa trường Bách khoa là một cậu bé (1)."
Xin lỗi, Mathieu. Không phải lỗi của ba nếu trong ba nảy sinh những ý tưởng gàn dở này. Ba không có ý định nhạo báng con, có lẽ là ba muốn nhạo báng chính ba. Muốn chứng tỏ rằng ba có khả năng cười trên nỗi đau khổ của mình.

Mathieu ngày càng còng. Liệu pháp vận động, áo chỉnh hình bằng kim loại, chẳng có thứ gì có ích cả. Ở tuổi mười lăm, thằng bé mang dáng vẻ của một lão nông già nua đã dành cả đời cày xới đất. Khi chúng tôi đưa nó đi dạo, nó chỉ nhìn đôi bàn chân mình, nó thậm chí không nhìn thấy cả bầu trời.
Có lúc, tôi tưởng tượng ra mình cắm lên mũi giày nó những chiếc gương nhỏ, giống như những cái kính chiếu hậu phản chiếu giùm nó bầu trời...
Chứng vẹo cột sống của nó đã nặng thêm, chẳng mấy chốc nữa sẽ gây tình trạng khó thở. Một ca phẫu thuật cột sống cần tính đến.
Ca phẫu thuật được tính đến, thằng bé lại hoàn toàn đứng thẳng được. Ba ngày sau, nó chết trong tư thế đứng thẳng.
Rốt cuộc, ca phẫu thuật có mục đính giúp nó nhìn thấy bầu trời đã thành công.

Con trai bé nhỏ của tôi rất dễ thương, lúc nào thằng bé cũng cười, đôi mắt nó nhỏ, đen và sáng, như mắt chuột.
Tôi thường sợ mất nó. Nó cao hai centimet. Thế mà nó đã mười tuổi.
Khi nó chào đời, chúng tôi rất ngạc nhiên, hơi lo lắng một chút. Bác sĩ liền trấn an chúng tôi, ông ta nói: "Các vị cứ kiên nhẫn, nó hoàn toàn bình thường, chỉ hơi chậm phát triển thôi, nó sẽ lớn." Chúng tôi kiên nhẫn, chúng tôi sốt ruột, chúng tôi không thấy nó lớn.
Mười năm sau, vết khắc trên chân tường để đánh dấu chiều cao của nó lúc nó một tuổi vẫn luôn có giá trị.
Không một ngôi trường nào chịu nhận nó với cái cớ là nó không như những đứa trẻ khác.
Chúng tôi buộc phải giữ nó ở nhà. Chúng tôi đã phải tuyển người giúp việc. Thật khó có thể tìm được ai đó chịu chấp nhận. Một việc nhiều lo âu và trách nhiệm, nó quá nhỏ bé, người ta sợ làm mất nó.
Đặc biệt là nó rất hay đùa, nó thích đi trốn và không đáp lời khi người ta gọi nó. Chúng tôi phải bỏ thời gian tìm nó, phải dốc hết các túi quần áo và tìm trong tất cả các ngăn kéo, mở tung tất cả các loại hộp. Lần mới đây nhất, nó trốn trong một bao diêm.
Làm vệ sinh cho nó rất khó, chúng tôi luôn sợ nó bị chết đuối trong chậu. Hoặc nó trôi mất qua lỗ thoát trên bồn rửa. Và vất vả nhất, là cắt móng tay cho nó.
Để biết trọng lượng của nó, chúng tôi phải đi ra Bưu điện đặt nó lên cái cân thư.
Vừa rồi nó bị đau răng dữ dội. Không nha sĩ nào muốn chữa cho nó, tôi đã phải đưa nó đến nhà ông thợ sửa đồng hồ.

Mỗi lần các bậc phụ huynh hay bè bạn thấy nó, họ đều bảo: "Nó mới lớn làm sao." Tôi không tin họ, tôi biết họ nói vậy để làm vui lòng chúng tôi.
Một ngày kia, một vị bác sĩ can đảm hơn những vị khác nói với chúng tôi rằng nó sẽ không bao giờ lớn được. Cú đó thật tàn nhẫn.
Dần dần, chúng tôi cũng quen, chúng tôi đã thấy lợi ích.
Chúng tôi đã có thể giữ nó bên mình, chúng tôi luôn có nó trong tay, nó không công kềnh, chúng tôi nhanh chóng để nó vào túi, nó không mất chi phi vận chuyển công cộng, và đặc biệt nó rất tình cảm, nó thích bới chấy trên đầu chúng tôi.
Một ngày kia, chúng tôi mất nó.
Tôi thức thâu đêm nhặt từng chiếc lá rụng lên.
Đó là mùa thu.
Đó là một giấc mơ.


Không nên nghĩ rằng cái chết của một đứa trẻ tật nguyền thì ít buồn hơn. Nó cũng buồn như cái chết của một đứa trẻ bình thường vậy.
Thật khủng khiếp, cái chết của kẻ chưa bao giờ được hạnh phúc, kẻ đến Trái đất dạo thoáng qua một vòng chỉ để chịu đau khổ.
Từ kẻ ấy, chúng ta khó lòng giữ được ký ức nào về một nụ cười.


Dường như một ngày nào đó, cả ba chúng ta sẽ gặp lại gặp nhau.
Liệu chúng ta có nhận ra nhau không? Các con nom sẽ thế nào? Các con mặc đồ gì? Ba vẫn luôn quen hình ảnh các con trong bộ quần yếm, biết đâu các con sẽ mặc com lê, hoặc áo lễ trắng như các thiên thần? Biết đâu các con sẽ có ria mép hoặc râu, để tạo vẻ nghiêm túc? Liệu các con có gì thay đổi không, liệu các con có lớn lên không?
Liệu các con có nhận ra ba không? Ba có nguy cơ đến trong tình trạng vô cùng tệ hại.
Ba sẽ không dám hỏi các con rằng các con có tật nguyền không... Liệu trên Trời có tồn tại những kẻ tật nguyền? Biết đâu các con sẽ trở nên giống như những người khác?
Liệu rốt cuộc, chúng ta sẽ có thể trò chuyện với nhau như những người đàn ông, cùng bàn bạc những việc quan trọng, những việc ba không dám nói với các con khi còn trên Trái đất vì các con không hiểu tiếng Pháp, còn ba, ba không hiểu tiếng yêu tinh?
Có lẽ ở trên Trời, rốt cuộc chúng ta cũng hiểu nhau. Và rồi, đặc biệt là, chúng ta sẽ gặp lại ông của các con. Người mà ba chưa bao giờ nhắc đến với các con và các con cũng chưa bao giờ quen biết. Các con sẽ thấy, đó là một người tuyệt vời, chắc chắn ông sẽ khiến các con hài lòng và làm các con bật cười.
Ông sẽ đưa chúng ta đi dạo trên chiếc Citroên đời cổ của ông, ông sẽ cho các con uống, trên đó, hẳn chúng ta sẽ phải uống nước trộn mật ong lên men.
Ông sẽ lái chiếc xe của mình nhanh, rất nhanh, quá nhanh. Chúng ta không sợ. Chúng ta chẳng có việc gì phải sợ cả, chúng ta đã chết.


Có lúc tôi sợ rằng Thomas đau khổ trược sự ra đi của anh nó. Mới đầu, nó đi tìm anh nó, nó mở các cửa tủ, các ngăn kéo, nhưng chẳng được bao lâu. Những hoạt động phong phú, những bức vẽ, những mối bận tâm dành cho Snoopy đã lại thắng hết. Thomas thích vẽ và tô màu. Nó có xu hướng thiên về hội họa trừu tượng. Nó không trải qua giai đoạn hội họa tượng hình, mà tiến thẳng đến hôi họa trừu tượng. Nó vẽ rất nhiều, nó không bao giờ sửa lại sau đó. Nó vẽ hàng loạt tranh và lúc nào cũng đặt tên theo cũng một kiểu. Có những bức "Tặng ba", có những bức "Tặng mẹ", và có những bức "tặng Marie em của anh".
Phong cách của nó không biến hóa nhiều lắm, rất gần với phong cách của Pollock(2). Màu sắc nó sử dụng rất sống động. Khổ tranh luôn giống nhau. Trong cơn hăng say, nó thường vẽ tràn cả ra ngoài giấy, nó tiếp tục tác phẩm của mình trên mặt, trực tiếp vào lớp gỗ.
Khi hoàn thành bức tranh, nó cho đi. Khi chúng tôi nó với nó rằng bức tranh đẹp, nó có vẻ hài lòng.


Thỉnh thoảng tôi nhận được những tấm thiệp gửi đi từ một trại hè thiếu nhi. Thường là hình ảnh buổi hoàng hôn màu cam trên biển hoặc một ngọn núi huy hoàng. Phía sau có viết: "Ba yêu quý của con, con rất hài lòng, con chơi vui lắm. Con nghĩ đến ba." Tấm thiệp được kí tên Thomas.
Chữ viết đẹp, đều đặn, không có lỗi chính tả, cô phụ trách đã can thiệp. Cô ấy muốn làm tôi vui lòng. Tôi hiểu thiện ý của cô ấy.
Việc đó không khiến tôi vui lòng.
Tôi thích những nét nguệch ngoạc dị hình và không đọc nổi của Thomas hơn. Có lẽ thông qua những bước tranh trừu tượng, nó nói được với tôi nhiều điều hơn.


Một ngày kia, Piere Desproges(3) đến trường của Thomas cùng tôi để đón thằng bé. Ông không muốn lắm, tôi đã năn nỉ.
Cũng như những người mới đến, ông bị quấy nhiễu bởi lũ trẻ đi đứng loạng choạng và dãi rớt lòng thòng, không phải lúc nào nom cũng ngon lành, chúng ôm hôn ông. Ông, người vốn khó chịu đựng nổi đồng loại của mình và thường dè dặt trước những biểu hiện bồng bột của người hâm mộ, đã vui lòng để mặc chúng làm.
Chuyến viếng thăm này khiến ông rất xúc động. Ông muốn quay lại đó. Ông bị lôi cuốn bởi cái thế giới kì lạ ấy, nơi những đứa trẻ hai mươi tuổi vẫn hôn lấy hôn để chú gấu nhồi bông, vòng tay ôm bạn hoặc có nguy cơ dùng kéo cắt bạn làm đôi.
Ông, vốn là người tôn thờ điều phi lý, đã tìm được cho mình những bậc thầy.

_______________________________________________________________________

( 1) Năm trước đó, lần đầu tiên thủ khoa của trường Bách khoa là một cô gái, Anne Chopinet. (chú thích của tác giả).
(2) Paul Jackson Pollock, một trong những danh họa người Mỹ nổi tiếng nhất thế kỉ XX đi theo xu hướng hội họa biểu hiện trừu tượng.
(3)(1939-1988), nhà văn hài hước người Pháp, nổi tiếng với phong cách chống chủ nghĩa thủ cựu, khả năng nói chuyện phi lý bằng giọng điệu cay độc và thâm thúy.

6Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] Empty Tiếp: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? Wed Jul 20, 2011 11:17 pm

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Mỗi lần nghĩ đến Mathieu và Thomas, tôi lại thấy hai chú chim nhỏ bé lông xù. Không phải đại bàng, không phải công, mà là những chú chim tầm thường, những chú chim sẻ.
Từ chiếc áo khoác màu xanh lính thủy ngắn cũn của chúng thò ra những cặp chân gầy guộc như chân chim hoàng yến. Tôi cũng nhớ, khi chúng tôi tắm cho chúng, làn da trong suốt tím nhợt của chúng, làn da của những chú chim non trước lúc mọc lông, xương ức nhô lên của chúng, nửa người trên giơ xương sườn của chúng. Bộ não của chúng cũng như não chim.
Chúng chỉ còn thiếu đôi cánh.
Thật đáng tiếc.
Lẽ ra chúng đã có thể rời bỏ một thế giới không dành cho chúng.
Lẽ ra chúng đã rút lui nhanh hơn, bằng cách vỗ cánh.


Cho tới ngày hôm nay, tôi chưa từng nhắc tới hai cậu con trai của mình. Tại sao ư? Tôi xấu hổ? Tôi sợ người ta thương hại?
Mỗi thứ một ít. Nhưng trên hết tôi nghĩ sở dĩ như vậy là để né tránh câu hỏi kinh khủng: "Chúng đang làm gì?"
Đáng lẽ tôi có thể bịa ra...
"Thomas đang học ở Mỹ, Học viện Công nghệ Massachusetts. Nó đang theo học về máy gia tốc hạt. Nó rất hài lòng, mọi chuyện đều ổn, nó đã gặp một cô gái người Mỹ, con bé tên Marilyn, con bé vô cùng xinh đẹp, chắc Thomas sẽ định cư ở đó.
- Chuyện này không quá nặng nè với anh chứ, chuyện xa cách ấy?
- Châu Mỹ đâu phải nơi tận cùng thế giới. Vả lại, điều quan trọng là thằng bé được hạnh phúc. Chúng tôi vẫn thường nhận được tin của nó, nó gọi cho mẹ nó mỗi tuần. Trong khi Mathieu, hiện đang thực tập tại một công ty kiến trúc ở Sydney, lại chẳng thấy tin nữa..."
Đáng lẽ tôi cũng có thể nói thật.
"Anh thực sự muốn biết chúng đang làm gì sao? Mathieu không làm gì nữa cả, nó không còn nữa. Anh không biết thì không phải xin lỗi, cái chết của một đứa trẻ tật nguyền vẫn thường xảy ra mà không được để ý. Người ta nhắc đến cảm giác nhẹ gánh..."
"Thomas vẫn còn đó, nó vừa lê la khắp hành lang trong viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt vừa siết chặt một con búp bê cũ kĩ đã bị nhai nát, nó nói với bàn tay mình bằng cách kêu lên những tiếng kỳ quặc.
- Thế nhưng bây giờ nó đã lớn, nó mấy tuổi rồi nhỉ?
- Không, nó không lớn: già, có lẽ, nhưng không lớn. Nó sẽ không bao giờ lớn. Người ta chẳng bao giờ trở thành người lớn được khi người ta có rơm trong đầu."


Hồi còn nhỏ, tôi hay làm những hành động kỳ quặc để gây sự chú ý. Lên sáu tuổi, những ngày chợ phiên, tôi thường ăn cắp một con cá trích ở hàng cá, và trò ưa thích của tôi là đuổi theo các cô gái rồi cọ con cá của tôi vào bắp chân trần của họ.
Ở trường cấp hai, để ra vẻ lãng mạn và giống Byron, tôi thường thắt nơ bướm thay vì đeo cà vạt, và để ra vẻ bài thánh, tôi thường đặt tượng Đức Mẹ Đồng trinh trong nhà vệ sinh.
Mỗi lần vào một cửa hàng thử quần áo, chỉ cần người ta nói với tôi: "Bộ này rất đẹp, hôm qua tôi đã bán được cả tá" là đủ để tôi không mua nó. Tôi không muốn giống những người khác.

Về sau, khi tôi bắt đầu công tác tại đài truyền hình, khi người ta giao cho tôi thực hiện những đoạn quay ngắn, tôi luôn cố gắng, trong tâm trạng ít nhiều hạnh phúc, tìm ra một vị trí bất thường để đặt máy quay.
Tôi còn nhớ một giai thoại về họa sĩ Édouard Pignon, tôi từng làm phim tài liệu truyền hình về ông. Lúc ông đang vẽ những thân cây ô liu thì một đứa trẻ đi qua; sau khi ngắm bức tranh của ông, nó tuyên bố: "Cái bác vẽ ra nom chẳng giống cái gì cả." Pignon sung sướng nói với nó: "Cháu vừa tặng ta lời khen ngợi hay nhất, không có gì khó hơn việc làm ra một cái gì đó chẳng giống cái gì cả."
Các con tôi không giống ai. Tôi, vốn luôn muốn mình không làm như những người khác, hẳn tôi phải hài lòng.


Ở mỗi thời kỳ, tại mỗi thành phố, trong mỗi ngôi trường, luôn từng có và luôn sẽ có, nơi cuối lớp, thường là gần lò sưởi, một đứa học sinh với ánh mắt vô định. Mỗi lần nó đứng lên, mỗi lần nó mở miệng để trả lời một câu hỏi, người ta đều biết rằng mình sẽ bật cười. Lúc nào nó cũng trả lời huyên thuyên, vì nó không hiểu, vì nó sẽ không bao giờ hiểu. Thầy giáo, vốn đôi khi khoái những trò tàn ác, cố hỏi thêm, để mua vui cho cả lớp, tạo bầu không khí sôi nổi và khiến cả lớp trở nên tập trung.
Đứa trẻ với ánh mắt vô định, đứng giữa đám học sinh hung dữ, không muốn gây cười, nó không cố ý thế, mà ngược lại. Nó thích mình không gây cười, nó thích mình hiểu, nó nỗ lực, nhưng bất chấp những nỗ lực của nó, nó vẫn nói những điều ngốc nghếch, vì không ai hiểu nó.
Khi còn bé, tôi luôn là đứa đầu tiên bật cười trước điều đó, giờ đây, tôi rất cảm thông với đứa trẻ có ánh mắt vô định ấy. Tôi nghĩ đến các con tôi.
May thay, người ta thậm chí sẽ không thể cười nhạo chúng ở trường được. Chúng sẽ chẳng bao giờ đến trường.


Tôi không thích từ "tật nguyền"(1). Đó là một từ tiếng Anh, có nghĩa là "mũ cầm tay".
Tôi càng không thích từ "bất thường", nhất là khi nó bị gắn với "trẻ con".
Bình thường có nghĩa là gì nhỉ? Là như cần phải thế, như người ta lẽ ra phải thế, nghĩa là ở mức trung bình, tầm tầm. Tôi không thích những gì ở mức trung bình cho lắm, tôi thích những người không ở mức trung bình hơn, những người trên mức trung bình, và tại sao lại không phải là những người dưới mức trung bình chứ, nói tóm lại là không như tất cả mọi người. Tôi thích cách diễn đạt "không như những người khác" hơn. Bởi không phải lúc nào tôi cũng thích những người khác.
Không như những người khác, điều đó không nhất thiết ngụ ý là kém tốt hơn những người khác, mà ngụ ý là khác với những người khác.
Một chú chim không như những chú chim khác, đó là gì? Đó có thể là một chú chim mắc chứng chóng mặt mà cũng có thể là một chú chim có khả năng hót tất cả các bản xô nát viết cho sáo của Mozart mà không cần đến bản dàn bè.
Một con bò không như những con bò khác, đó có lẽ là một con bò biết gọi điện thoại.

Khi nhắc đến các con tôi, tôi nói chúng "không như những đứa trẻ khác". Điều này khiến không khí ngờ vực bao trùm.
Einstein, Mozart, Michel-Ange không như những người khác.


____________________________________________________________________
1 Nguyên bản tiếng Pháp “handicapé”, xuất phát từ lối diến đạt tiếng Anh “cap in hand” nghĩ là “mũ cầm tay”.

7Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] Empty Tiếp: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? Wed Jul 20, 2011 11:18 pm

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Nếu các con như những người khác, ba sẽ đưa các con tới bảo tàng. Chúng ta sẽ cùng ngắm các bức họa của Rembrandt, Monet, Turner và lại Rembrandt nữa...
Nếu các con như những người khác, ba sẽ tặng các con những đĩa nhạc cổ điển, trước hết
chúng ta sẽ cùng nghe Mozart, rồi đến Beethoven rồi đến Bach và lại Mozart nữa.
Nếu các con như những người khác, ba sẽ tặng các con thật nhiều sách của Prévert, Marcel Aymé, Queneau, Ionesco và lại Prévert nữa.
Nếu các con như những người khác, ba sẽ dẫn các con tới rạp chiếu bóng, chúng ta sẽ cùng xem những bộ phim cũ của Chaplin, Eisenstein, Hitchcock, Bunuel và lại Chaplin nữa.
Nếu các con như những người khác, ba sẽ đưa các con đến những nhà hàng lớn, ba sẽ cho các con uống chambolle-musigny và lại chambolle-musigny(1) nữa.
Nếu các con như những người khác, chúng ta sẽ cùng chơi quần vợt, bóng rổ và bống chuyền.
Nếu các con như những người khác, chúng ta sẽ cùng trèo lên các tháp chuông nhà thờ gô tíc, để có được một tầm nhìn bao quát.
Nếu các con như những người khác, ba sẽ tặng con những bộ đồ thời trang, để các con là những người đẹp nhất.
Nếu các con như những người khác, ba sẽ đưa các con đi khiêu vũ cùng vợ chưa cưới của các con trên chiếc mui trần cũ kỹ của ba.
Nếu các con như những người khác, ba sẽ kín đáo đưa các con ít tiền để mua quà cho vợ chưa cưới của các con.
Nếu các con như những người khác, chúng ta sẽ tổ chức một buổi lễ hoành tráng mừng đám cưới các con.
Nếu các con như những người khác, ba sẽ có cháu.
Nếu các con như những người khác, có lẽ ba sẽ bớt sợ tương lai hơn.
Nhưng nếu các con như những người khác, các con sẽ lại như tất cả mọi người.
Có lẽ các con sẽ chẳng làm gì trên lớp.
Các con sẽ trở thành tội phạm.
Các con sẽ hí hoáy nghịch ống bô trên xe máy của các con để làm nó kêu to hơn.
Các con sẽ thất nghiệp.
Các con sẽ thích nhạc của Jean-Michel Jarre(2).
Các con sẽ kết hôn với một cô nàng ngu ngốc.
Các con sẽ ly dị.
Và có lẽ các con sẽ có những đứa con tật nguyền.
Chúng ta đã kịp thoát khỏi một thảm họa.


Tôi đã cho thiến con mèo của tôi, mà không báo trước với nó, mà không xin phép nó. Mà không giải thích với nó ích lợi và bất lợi. Tôi chỉ đơn giản bảo nó rằng người ta sẽ kéo a mi đan của nó ra. Tôi có cảm giác, kể từ ấy, nó hờn dỗi tôi. Tôi không dám nhìn vào mắt nó nữa. Tôi ân hận.
Tôi nghĩ đến một thời kỳ mà ở đó người ta muốn hoạn bọn trẻ tật nguyền. Các vị xã hội thượng lưu xin cứ yên tâm, các con tôi sẽ không sinh sản. Tôi sẽ không có cháu, tôi sẽ không đi dạo cùng một bàn tay nhỏ nhắn ngọ nguậy trong bàn tay già nua của tôi, sẽ chẳng có ai hỏi tôi mặt trời đi đâu khi nó lặn, sẽ chẳng có ai gọi tôi là ông, trừ những đứa vô lại trẻ ranh ngồi trên chiếc ô tô chạy sau xe tôi vì tôi lái không đủ nhanh. Chuyện nối dõi sẽ dừng lại, chúng tôi sẽ dừng lại ở đó. Và như vậy thì tốt hơn.
Các bậc phụ huynh chỉ được phép sinh những đứa con bình thường, tất cả sẽ giành giải nhất như nhau trong cuộc thi em bé xinh nhất và, sau đó, là giải nhất trong cuộc thi tổng hợp. Đứa trẻ bất thường hẳn sẽ bị cấm.
Đối với những chú chim bé nhỏ của tôi, vấn đề này không được đề cập đến, chúng tôi không việc gì phải lo lắng. Chúng sẽ không gây thiệt hại gì nhiều với con chim sẻ bé tí xíu như con ốc vùng triều của chúng.


Tôi vừa mua một chiếc Camaro hạ giá, một chiếc xe Mỹ. Nó có màu lục đậm, nội thất bọc vải ximili trắng, vẻ hơi khoe mẽ.
Chúng tôi đi nghỉ ở Bồ Đào Nha.
Chúng tôi đưa Thomas đi cùng, nó sẽ được thấy biển. Chúng tôi đã qua đón nó ở Suối Nguồn, viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt của nó, gần Tuors.
Chiếc Camaro lướt trên mặt đường lặng lẽ.
Sau một đêm ở Tây Ban Nha, chúng tôi đến Sagres, đích của chuyến đi. Khách sạn màu trắng, bầu trời xanh và biển nắng chói chang, gần như châu Phi.
Hạnh phúc sao khi cuối cùng cũng tới nơi. Chúng tôi đưa Thomas xuống, nó rát sung sướng, nó nhìn khách sạn, nó vừa kêu lên: "Suối nguồn! Suối nguồn!" vừa vỗ tay. Nó nghĩ đã quay lại viện chăm sóc của nó. Có lẽ nó bị ánh mặt trời làm lóa mắt, hoặc đó là một câu đùa, nó nói thế để chọc cười chúng tôi.
Khách sạn này hơi kiểu cách, nhân viên mặc đồng phục màu boóc đô đính cúc mạ vàng. Người phục vụ nào cũng đeo một cái phù hiệu ghi tên mình, người phục vụ chúng tôi tên là Victor Hugo. Thomas muốn ôm hôn tất cả mọi người.
Thomas được phục vụ như một hoàng tử nhỏ. Thứ mà nó không thích, là người bồi bàn, trước khi phục vụ, lại dọn hết những chiếc đĩa trang trí ở trên bàn đi. Nó nổi giận, nó giữ chặt đĩa của nó, nó không muốn người ta lấy mất, nó gào thét: "Không, ông ơi! Không phải đĩa! Không phải đĩa!” Hẳn nó nghĩ rằng nếu người ta lấy đĩa của nó, nó sẽ chẳng có gì mà ăn.
Thomas sợ đại dương, sợ tiếng ầm của những con sóng lớn. Tôi thử giúp nó làm quen. Tôi đi xuống biển và bế nó trên tay, nó bám chặt vào tôi, kinh hãi. Tôi sẽ không bao giờ quên vẻ khiếp sợ ấy của nó. Rồi một ngày, nó nghĩ ra được một mánh khóe để chấm dứt khổ hình của mình và chúng tôi phải rời khỏi nước, nó làm vẻ bi thương, và rất to, để chúng tôi nghe được bất chấp tiếng sóng ầm ì, nó gào lên: "Đi ị!" Tin là khẩn cấp, tôi đưa nó rời khỏi nước.
Tôi nhanh chóng hiểu rằng đó không phải là sự thật. Tôi xúc động vô cùng. Thomas không ngốc, thậm chí có hẳn vài tia sáng trong bộ não chim của nó.
Nó có khả năng nói dối.


Mathieu và Thomas sẽ không bao giờ có Thẻ xanh(3) hay thẻ đỗ xe trong ví. Chúng sẽ không bao giờ có ví, tấm thẻ duy nhất của chúng, sẽ là thẻ chứng nhân tật nguyền.
Nó có màu da cam, để nhìn cho vui mắt. Nó mang dòng chữ "Tư thế đứng khó khăn" màu lục.
Nó được cấp bởi thị trưởng Paris.
Tỷ lệ bất lực của chúng, tính theo phần trăm, là 80%.
Thị trưởng, người không hề ảo tưởng về khả năng phát triển của chúng, đã cấp cho chúng tấm thẻ "tật nguyền vĩnh viễn".
Trên tấm thẻ, có ảnh của chúng. Vẻ mặt kỳ quặc của chúng, ánh mắt lơ đãng của chúng... Chúng nghĩ tới điều gì nhỉ?
Đến nay tấm thẻ vẫn giúp ích cho tôi. Thỉnh thoảng tôi lại để nó lên kính chắn gió trước xe mỗi khi đỗ sai quy định. Nhờ bọn trẻ, tôi tránh được một khoản phạt.


Các con tôi sẽ không bao giờ có sơ yếu lý lịch. Chúng đã làm gì ư? Chẳng gì hết. Thật đúng lúc, người ta sẽ không bao giờ yêu cầu chúng làm gì.
Liệu chúng tôi có thể viết gì trên sơ yếu lý lịch của chúng? Tuổi thơ bất thường, rồi vĩnh viễn ở trong viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt, ban đầu là Suối Nguồn, tiếp đến là Thông Bá Hương, những cái tên mới đẹp làm sao.
Các con tôi sẽ không bao giờ có lý lịch tư pháp. Chúng vô hại. Chúng chẳng làm gì tai ác, chúng sẽ không biết làm.
Đôi lúc, vào mùa đông, khi thấy chúng trong chiếc mũ trùm mặt, tôi lại tưởng tượng ra cảnh chúng trở thành cướp nhà băng. Hẳn chúng sẽ không nguy hiểm lắm với cử chỉ lóng ngóng và đôi bàn tay run run.
Hẳn cảnh sát sẽ tóm được chúng hết sức dễ dàng, hẳn chúng sẽ không bỏ trốn, chúng không biết chạy.
Tôi sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi vì sao chúng lại bị trừng phạt nặng nề đến thế. Thật vô cùng bất công, chúng chẳng làm gì cả.
Điều đó giống như một phán quyết sai lầm khủng khiếp.


Trong một vở kịch ngắn khó quên, Pierre Desproges trả thù lũ trẻ ranh và những nỗi kinh hoàng chúng tặng ông nhân ngày lễ Mẹ và Cha.
Tôi thì tôi không phải trả thù. Tôi chẳng bao giờ được tặng gì cả. Không quà, không lời khen ngợi, chẳng gì hết.
Tuy nhiên ngày hôm đó, lẽ ra tôi đã tin chắc có được một hũ sữa chua mà lẽ ra Mathieu đã làm thành khay dốc túi. Lẽ ra nó đã trang trí vật đó bằng bút dạ màu hoa cà và lẽ ra nó đã gắn lên vật đó những ngôi sao mà lẽ ra tự tay nó cắt từ tờ giấy bọc quà ánh vàng.
Ngày hôm đó, lẽ ra tôi đã tin chắc có được một lời khen ngợi được viết rối bởi Thomas, trong đó lẽ ra nó đã vô cùng khó khăn vạch nổi dòng: "Con ye bơ nhiu."(4)
Ngày hôm đó, lẽ ra tôi đã tin chắc có được một chiếc gạt tàn hình thú kỳ dị như củ cúc vu, mà lẽ ra Mathieu đã làm bằng sáp nặn và trên đó lẽ ra nó khắc chữ "Ba".


_____________________________________________________________________
(1) Tên một loại rượu vang nổi tiếng của vùng Bourgogne, Pháp.
(2) Nhạc sĩ người Pháp chuyên sáng tác thể loại nhạc điện tử
(3) Tức thẻ tín dụng
(4) Con yêu ba nhiều.

8Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] Empty Tiếp: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? Wed Jul 20, 2011 11:18 pm

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Vì chúng không như những đứa trẻ khác, nên lẽ ra chúng có thể làm tặng tôi những món quà không như những món quà khác. Ngày hôm đó, lẽ ra tôi đã tin chắc có được một viên sỏi, một chiếc lá khô, một con ruồi xanh, một hạt dẻ, một con bọ dừa...
Vì chúng không như những đứa trẻ khác, nên lẽ ra chúng có thể vẽ tặng tôi những bức tranh không như những bức tranh khác. Ngày hôm đó, lẽ ra tôi đã tin chắc có được những con vật kỳ quặc như lạc đà buồn cười kiểu Dubuffet và ngựa kiểu Picasso.
Chúng đã không làm gì cả.
Không phải vì ác ý, không phải vì chúng không muốn, tôi nghĩ là lẽ ra chúng cũng muốn, nhưng chúng không thể. Vì đôi tay run rẩy của chúng, vì đôi mắt nhìn không rõ của chúng và vì đàm rơm chúng có trong đầu.


Ba yêu quý,
Nhân dịp ngày lễ Cha, chúng con muốn viết tặng ba một lá thư. Lá thư như sau.
Chúng con không hoan nghênh những gì ba đã làm: ba nhìn chúng con này. Chẳng lẽ sinh ra như tất cả mọi người khó lắm hay sao? Khi biết số lượng những đứa trẻ bình thường chào đời mỗi ngày và hiểu đầu óc của một vài bậc phụ huynh, chúng con tự nhủ hẳn chuyện đó chẳng có gì khó cả.
Chúng con không yêu cầu ba sinh ra những đứa con thiên tài, chỉ là những đứa con bình thường thôi. Thêm một lần nữa, ba không muốn làm như những người khác, ba đã thắng, còn chúng con đã thất bại. Ba cho rằng tật nguyền thì buồn cơời lắm à? Chúng con có một vài lợi thế.
Chúng con không phải đến trường, không phải làm bài tập, không phải nghe giảng, không phải kiểm tra, không phải chịu phạt. Bù vào đó, cũng chẳng có phần thưởng, chúng con đã để lỡ không ít thứ.
Có lẽ Mathieu sẽ thích chơi bóng đá. Ba thấy nó trên một khoảng đất, vô cùng mong manh giữa một lũ trẻ thô bạo ư? Hẳn nó sẽ không sống sót mà thoát ra nổi.
Con, con thích trở thành nhà nghiên cứu sinh học. Không thể được với chỗ rơm con có trong đầu.
Ba nghĩ rằng sống với những kẻ tật nguyền kỳ quặc lắm sao? Có những kẻ không dễ tính, chúng gào thét mọi lúc và ngăn không cho chúng ta ngủ, và có những kẻ độc ác hay cắn.
Vì chúng con không thù hận và vì dù sao thì chúng con cũng yêu ba, nên chúng con chúc ba một ngày lễ Cha tốt đẹp.
Ba sẽ thấy sau lá thư một bức tranh con vẽ tặng ba. Mathieu, đứa vốn không biết vẽ, ôm hôn ba.




Đứa trẻ không như những đứa trẻ khác không phải là một đặc sản của một dân tộc, nó tồn tại dưới nhiều phiên bản.
Ở viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt của Thomas và Mathieu, có một đứa bé người Campuchia. Ba mẹ nó nói tiếng Pháp không được tốt lắm, các cuộc nói chuyện với bác sĩ viện trưởng thường diễn ra khó khăn, đôi lúc ly kỳ. Họ hay phải ra về với vẻ bất bình. Họ luôn kịch liệt phản đối chuẩn đoán của bác sĩ.
Con trai họ không phải người Mông Cổ(1), nó là người Campuchia.

Không nên nhăc đến di truyền học, đó là một từ mang lại vận rủi.
Không phải tôi là người nghĩ tới di truyền học, mà chính di truyền học đã nghĩ tới tôi.
Tôi ngắm nhìn hai cậu con bé bỏng lưng còng của tôi, tôi hy vọng rằng đó không phải lỗi của tôi nếu chúng không như những đứa trẻ khác.
Nếu chúng không biết nói, nếu chúng không biết viết, nếu chúng không biết đếm đến 100, nếu chúng không biết đi xe đạp, nếu chúng không biết bơi, nếu chúng không biết chơi dương cầm, nếu chùng không biết thắt dây giày, nếu chúng không biết ăn ốc vùng triều, nếu chúng không biết sử dụng vi tính, thì đó thậm chí không phải vì tôi đã nuôi dạy chúng kém, không phải lỗi ở môi trường sống của chúng...
Hãy nhìn chúng xem. Nếu chúng khập khiễng, nếu chúng gù còng, đó không phải lỗi của tôi. Đó là lỗi của sự không may mắn.
Biết đâu "di truyền hoc" là thuật nhữ khoa học dùng để chỉ sự không may mắn?


Cô con gái Marie của tôi kể với đám bạn ở trường là nó có hai anh trai tật nguyền. Bọn trẻ không tin con bé. Chúng bảo con bé rằng điều đó không đúng, rằng con bé huênh hoang.


Chúng ta thường nghe một vài bà mẹ, trước nôi của con mình, nói: "Ta chẳng muốn nó lớn, ta muốn nó cứ mãi thế này." Các bà mẹ có con tật nguyền thật may mắn, họ được chơi búp bê lâu hơn.
Nhưng một ngày kia, con búp bê ấy sẽ cân nặng ba mươi ki lô và không phải lúc nào nó cũng ngoan ngoãn.
Các ông bố quan tâm tới con cái khi chúng lớn hơn, khi chúng tò mò, khi chúng bắt đầu đặt câu hỏi.
Tôi đã chờ đợi thời khắc đó trong vô vọng. Chẳng bao giờ có nổi một câu hỏi khác ngoài câu: "Ba ơi, mình đi đâu?"
Món quà đẹp nhất người ta có thể tặng một đứa trẻ, là giải đáp những thắc mắc của nó, tạo cho nó niềm đam mê những điều tốt đẹp. Với Mathieu và Thomas, tôi đã không được may mắn ấy.
Lẽ ra tôi nên thích nghề giáo viên tiểu học, dạy mọi điều cho lũ trẻ mà không khiến chúng ngao ngán.
Tôi đã làm cho bọn trẻ những bộ phim hoạt hình mà các con tôi không được xem, đã viết những cuốn sách mà các con tôi không được đọc.
Lẽ ra tôi nên thích chúng tự hào về tôi. Thích chúng nói với bè bạn: "Ba tớ, ông ấy hay hơn ba cậu."
Nếu bọn trẻ cần tự hào về bố mình, thì có lẽ các ông bố, để tự trấn an, cũng cần sự ngưỡng mộ của con cái họ.



Hồi vẫn còn hình chỉnh máy xuất hiện giữa các chương trình truyền hình, Mathieu và Thomas có thể ngồi hàng giờ trước ti vi ngắm nó. Thomas thích ti vi, nhất là kể từ ngày nó thấy tôi trên đó. Nó, người vốn nhìn không được rõ, đã phân biệt được tôi, qua một cái màn hình nhỏ, giữa những người khác. Nó nhận ra tôi, nó thốt lên: "Ba!"
Sau chương trình nó không muốn đi ăn tối, nó muốn ngồi trước ti vi, nó cứ gào lên: "Ba, ba!" Nó nghĩ tôi sẽ quay lại.
Có lẽ tôi vẫn nhầm khi nghĩ mình không quan trọng đối với nó và nó có thể sống thoải mái mà không cần đến tôi. Sự nhầm lẫn ấy khiến tôi xúc động, đồng thời cũng khiến tôi ăn năn.
Tôi khó lòng tưởng tượng ra cảnh tôi sống cùng nó, hàng ngày đến Carrefour xem Snoopy.
Thomas sắp mười bốn tuổi. Ở tuổi nó, tôi đang chuẩn bị lấy bằng BEPC(2).


Tôi ngắm nhìn Thomas. Tôi khó lòng nhận ra bản thân mình ở nó, chúng tôi không giống nhau. Như vậy có lẽ tốt hơn. Tôi sẽ không ủng hộ ai trong hai người. Điều gì đã khiến tôi muốn sinh con chứ?
Lòng kiêu hãnh ư? Tôi tự hào về mình đến nỗi muốn để lại trên Trái Đất những "tôi" bé bỏng ư?
Tôi không muốn chết hoàn toàn, tôi muốn để lại vết dấu, để người ta có thể theo dấu tôi ư?
Đôi khi tôi có cảm giác mình đã để lại vết dấu, nhưng là những vết dấu có được sau khi bước qua sàn nhà đánh xi bằng đôi giày lấm đất và bị người ta quở mắng.
Mỗi lần ngắm nhìn Thomas, mỗi lần nghĩ đến Mathieu, tôi lại tự hỏi liệu tôi đã làm tốt việc tạo ra chúng chưa.
Lẽ ra nên hỏi chúng.
Dù sao tôi cũng hi vọng rằng, suy cho cùng, những niềm vui nho nhỏ của chúng, Snoopy, một bữa tắm ấm, những lần vuốt ve một chú mèo, một tia nắng, một trái bóng, một chuyến dạo chơi Carrefour, nụ cười của những người khác, những chiếc ô tô nho nhỏ, món khoai tây chiên... sẽ giúp cuộc hành trình trở nên chịu đựng được.


Tôi nhớ một chú bồ câu trắng. Chú ở xưởng của viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt nơi bọn trẻ làm các công việc tay chân, nghĩa là một vài đứa nguệch ngoạc vẽ lên giấy. Những đứa khác có vẻ mỏi mệt hoặc cười vu vơ.
Khi chú bồ câu trắng bay vào phòng, một số đứa sửng sốt đập đập tay. Thi thoảng chú lại để một chiếc lông nhỏ rơi xuống theo đường dích dắc khiến một đứa trẻ chằm chằm nhìn theo.
Khắp xưởng bao trùm bầu không khí yên lặng, có lẽ là do chú chim bồ câu. Có lúc chú đậu lên bàn, hoặc khá hơn nữa là lên vai một đứa trẻ. Người ta nghĩ đến Picasso, nghĩ đến bức Đứa trẻ bồ câu. Một vài đứa sợ và kinh hãi hét lên, nhưng chú bồ câu quả là dễ tính. Thomas vừa đuổi theo chú vừa gọi chú là "chú gà bé nhỏ"(3), thằng bé muốn bắt chú, có lẽ để vặt lông chú chăng?
______________________________________________________________________
(1) Nguyên văn tiếng Pháp “mongolien”: vừa có nghĩa là người Mông Cổ, vừa có nghĩa là người mắc hội chứng Đao
(2) Bằng tốt nghiệp cấp II của Pháp, chứng nhận đã đạt được các kiến thức chung
(3) Bé nhỏ

9Truyện: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? [Jean-Louis Fournier] Empty Tiếp: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU? Wed Jul 20, 2011 11:19 pm

thuyhanh_tran82

thuyhanh_tran82
Trung học CS
Trung học CS

Thế giới động vật và thế giới con người chưa bao giờ hòa hợp đến thế. Giữa những bộ não chim, mọi sự việc đều trôi chảy. Thánh François d'Assise(1) không ở đâu xa, và Giotto(2), với các bức họa đầy chim chóc của mình.
Những kẻ ngây thơ thường hạnh phúc với những gì mình có. Nhờ hội họa.


Thomas mười tám tuổi, thằng bé đã lớn, nó đứng rất khó nhọc, bộ áo chỉnh hình không đủ, nó cần một cái cọc đỡ. Tôi đã được lựa chọn.
Một cái cọc đỡ phải có đôi chân cắm thật sâu vào đất, phải vững chãi, ổn định, có khả năng chống chọi với gió, phải đứng thẳng giữa những cơn bão tố.
Chọn tôi quả là một ý tưởng kỳ quặc.
Giờ đây chính tôi là người quản lý tiền của nó, tôi phải ký các tấm séc. Thomas, nó chẳng màng gì đến tiền, nó không biết tiền là gì. Tôi nhớ có một hôm, ở Bồ Đào Nha, trong một cửa hàng, nó rút hết tiền khỏi ví của tôi và phân phát cho mọi người. Tôi chắc rằng nếu tôi hỏi ý kiến Thomas, nếu nó có thể đưa ra ý kiến, hẳn nó sẽ nói: "Cứ làm đi, ba, cứ tận dụng đi ba, chúng ta sẽ chơi vui vẻ, chúng ta sẽ tiêu thả phanh số tiền trợ cấp tật nguyền của con."
Thằng bé không hà tiện. Bằng tiền của nó, chúng tôi sẽ mua một chiếc mui trần thật đẹp.
Chúng tôi sẽ lên đường như hai ông bạn già vui nhộn để mở hội. Cũng giống trên phim ảnh, chúng tôi sẽ xuống La Côte, chúng tôi sẽ đến những khách sạn xinh đẹp treo đầy đèn chùm, chúng tôi sẽ ăn tối tại những nhà hàng lớn, chúng tôi sẽ uống sâm banh, chúng tôi sẽ nói với nhau thật nhiều chuyện, chúng tôi sẽ nói về ô tô, sách, âm nhạc, điện ảnh và các cô gái...
Hàng đêm chúng tôi sẽ đi dạo ven biển, trên những bãi biển rộng lớn vắng vẻ. Chúng tôi sẽ ngắm đám cá phát quang để lại những dải sáng trên mặt nước tối đen. Chúng tôi sẽ triết lý về cuộc sống, về cái chết, về Chúa. Chúng tôi sẽ ngắm những vì sao và ánh sáng lung linh trên bờ biển. Vì chúng tôi không cùng chung quan điểm trong mọi chuyện, nên chúng tôi sẽ cãi vã. Thằng bé sẽ coi tôi là lão già chết tiệt, còn tôi thì sẽ bảo nó: "Làm ơn tôn trọng ba một chút đi, ba là ba của con đấy", và nó sẽ trả lời: "Ba chẳng có gì đáng để tự hào cả."


Một đứa trẻ tật nguyền có quyền đi bỏ phiếu.
Thomas đến tuổi thành niên. Nó sắp có thể đi bỏ phiếu. Tôi chắc chắn nó đã suy nghĩ rất nhiều, đã cân nhắc được hơn, đã phân tích tỉ mỉ các chương trình của hai ứng viên, độ tin cậy về mặt kinh tế của họ, nó đã liệt kê danh sách các sĩ quan cao cấp của hai đảng phái.
Nó vẫn còn do dự, nó không thể chọn nổi.
Snoopy hay Minou đây?


Sau một hồi im lặng, đột nhiên ông ta hỏi: "Còn các cậu bé của anh?"
Ông ta hẳn không biết rằng có một đứa đã không còn từ nhiều năm nay.
Rõ ràng cuộc trò chuyện thật buồn chán, rõ ràng ông ta sợ nó lại diễn ra trong tình trạng im lặng đến khó chịu. Bữa ăn đã kết thúc, mọi người đã nói về tình hình hiện tại của mình, cần phải khuấy động bầu không khí. Ông chủ nhà nói thêm, với vẻ của người thích thú khi kể: "Các vị có biết Jean-Louis có hai đứa con tật nguyền không?"
Tiếp sau thông tin đó là một bầu không khí vô cùng im lặng, rồi một tràng rầm rì khó hiểu những lời cảm thông, sửng sốt và tò mò trỗi dậy từ phía những ai không biết. Một phụ nữ duyên dáng bắt đầu nhìn tôi với nụ cười buồn bã và ướt át mà người ta vẫn thấy ở những người phụ nữ trong tranh của Greuze.
Phải, tình hình hiện tại của tôi, đó chính là những đứa con tật nguyền của tôi, nhưng không phải lúc nào tôi cũng muốn nhắc đến.
Điều ông chủ nhà mông đợi ở tôi, là chọc cười. Một bài tập khó khăn, nhưng tôi đã gắng làm hết sức.
Tôi kể cho họ nghe lễ Noël năm ngoái ở viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt nơi các con tôi sống. Cây thông mà bọn trẻ làm đổ, dàn hợp xướng mà ở đó mỗi đứa hát một bài hát khác nhau, cây thông mà sau đấy bốc cháy, chiếc máy chiếu bị đổ trong lúc chiếu phim, cái bánh kem mà chúng hất nhào và các bậc phụ huynh bò lổm ngổm dưới gậm bàn để tránh những hòn bi sắt mà một ông bố bất cẩn đã tặng con trai mình và cậu này thì tung nó lên cao, mọi thứ diễn ra trong tiếng nhạc nền của ca khúc "Cậu bé sinh ra đã là đứa trẻ tuyệt vời"...
Lúc đầu họ hơi có vẻ khó chịu, họ không dám cười. Rồi, dần dần, họ cũng dám. Tôi đã thành công rực rỡ. Ông chủ nhà rất hài lòng.
Tôi nghĩ mình sẽ lại được mời.


Thomas với bàn tay của mình, thằng bé gọi nó là Martine. Thằng bé và Martine trò chuyện rất lâu. Martine phải trả lời thằng bé, nhưng thằng bé là người duy nhất hiểu Martine.
Thằng bé dùng giọng thủ thỉ để nói với Martine những điều dễ thương. Đôi lúc chúng cao
giọng với nhau, thằng bé không có vẻ hài lòng chút nào, hẳn Martine đã nói vài điều gì đó khiến thằng bé không thích, thế là thằng bé cao giọng và mắng mỏ Martine.
Có lẽ thằng bé trách móc Martine vì không biết làm những việc to tát?
Phải thừa nhận rằng Martine chẳng được khéo léo cho lắm và nó không giúp được thằng bé nhiều trong cuộc sống hằng ngày như lúc mặc đồ, lúc ăn. Nó không chính xác gì cả, nó làm đổ nước khi thằng bé uống, nó dọ dẫm, nó không biết cài khuy áo sơ mi, nó không biết buộc dây giày, nó thường xuyên run rẩy...
Thậm chí nó còn không biết vuốt ve chú mèo đúng cách, những cái vuốt ve của nó giống như những cú đòn và chú mèo luôn hoảng sợ bỏ trốn.
Nó không biết chơi dương cầm, nó không biết lái ô tô, thậm chí nó không biết viết, nó chỉ khá mỗi việc vẽ tranh trừu tượng. Vậy nên có lẽ nó trả lời thằng bé rằng đó không phải là lỗi của nó, rằng nó đang chờ mệnh lệnh. Nó không phải là người đưa ra các sáng kiến, mà là thằng bé.
Nó chỉ là một bàn tay.


"Alô, chào Thomas, ba đang ở đầu dây đây."
Im lặng khủng khiếp.
Tôi nghe thấy một tiếng thở mạnh khó nhọc, rồi giọng của cô phụ trách:
"Con nghe thấy không, Thomas? Là ba con đấy.
- Chào Thomas, con nhận ra ba không? Ba đây, con khỏe không, Thomas?"
Im lặng.
Chỉ có tiếng thở khó nhọc...
Cuối cùng Thomas cũng nói. Từ ngày vỡ giọng, tiếng thằng bé rất to.
"Ba ơi, mình đi đâu?"
Nó đã nhận ra tôi. Chúng tôi có thể tiếp tục trò chuyện.
"Con khỏe không, Thomas?"
- Ba ơi, mình đi đâu?
- Con đã vẽ những bức tranh rất đẹp, tặng ba, tặng mẹ, tặng Marie em gái con phải không?"
Im lặng.
Chỉ có tiếng thở khó nhọc.
"Chúng ta về nhà à?
- Con đã vẽ những bứa tranh rất đẹp phải không?
- Martine.
- Martine có khỏe không?
- Khoai tai chiên khoai tai chiên khoai tai chiên!
- Con đã ăn khoai tây chiên à, có ngon không?... Con muốn ăn khoai tây chiên sao?"
Im lặng...
"Con hôn ba à? Con nói tạm biệt ba à? Con hôn ba à?"
Im lặng.
Tôi nghe chiếc máy điện thoại lơ lửng giữa khoảng không, những giọng nói ở xa xa. Một lần nữa, lại là cô phụ trách nghe máy, cô báo cho tôi hay là Thomas đã buông máy, nó đã đi chỗ khác.
Tôi gác máy.
Chúng tôi đã trao đổi những tin quan trọng.


Thomas không được khỏe lắm. Nó rất dễ bị kích động bất chấp thuốc an thần. Đôi khi nó trải qua những cơn khủng hoảng, những lúc đó nó rất hung bạo. Thỉnh thoảng phải cho nó đến bệnh viện tâm thần điều trị nội trú...
Tuần tới, chúng tôi sẽ đi gặp nó, sẽ ăn trưa với nó. Vì Noël sắp đến, nên tôi đã đề nghị cô giáo rằng tôi sẽ mang theo một món quà, nhưng quà gì đây?
Cô giào nói với tôi rằng chúng nghe nhạc cả ngày. Tất cả các thể loại, thậm chí nhạc cổ điển. Một học sinh có cha mẹ là nhạc sĩ thường nghe Mozart và Berlioz. Tôi đã nghĩ đến Những khúc biến tấu Goldberg, bản dàn bè J.-S. Bach viết để xoa dịu bá tước Keyserling, một quý ông rất dễ bị kích động. Ở viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt, chắc chắn có nhiều bá tước Keyserling đang cần được xoa dịu, J.-S. Bach chỉ có thể có lợi cho chúng mà thôi.
Tôi mang đĩa cho chúng. Cô giáo sẽ thử nghiệm.
Giá một ngày nào đó Bach có thể thay thế Prozac(3)...




Ba mươi năm sau, tôi tìm thấy dưới đáy ngăn kéo những tấm thiệp báo Thomas và Mathieu chào đời. Đó là những tấm thiệp kiểu cổ điển, chúng tôi thích giản dị, không hoa hòe hoa sói.
Giấy thiệp đã ngả vàng, nhưng tôi có thể đọc được những dòng chữ viết bằng tiếng Anh, rằng chúng tôi vui mừng thông báo với các bạn sự chào đời của Mathieu, rồi Thomas.
Dĩ nhiên, đó từng là một niềm vui, một khoảnh khắc hiếm hoi, một trải nghiệm duy nhất, một xúc cảm mạnh mẽ, một hạnh phúc khôn tả...
Thất vọng cũng ngang tầm thế.
Chúng tôi đau đớn thông báo với các bạn rằng Mathieu và Thomas bị tật nguyền, rằng chúng có rơm trong đầu, rằng chúng sẽ không bao giờ đi học, rằng cả đời mình chúng sẽ làm những điều ngu ngốc, rằng Mathieu rất bất hạnh và rằng nó sẽ nhanh chóng rời bỏ chúng tôi.
Thomas mong manh sẽ ở lại lâu hơn, mỗi ngày một còng hơn... Nó luôn nói chuyện với bàn tay của nó, nó đi lại khó khăn, nó không vẽ nữa, nó không vui như trước đây, nó không còn hỏi ba ơi mình đi đâu.
Có lẽ nó đang ở nơi mà nó cần ở.
Hoặc là nó không muốn đi bất kỳ đâu nữa...


Mỗi lần nhận được một tấm thiệp báo sinh, tôi đều không muốn trả lời, không muốn chúc mừng những kẻ chiến thắng hạnh phúc.
Dĩ nhiên tôi ghen tị. Tôi cảm thấy đặc biệt khó chịu sau đó. Khi mà vài năm sau, các bậc phụ huynh hạnh phúc và hoàn toàn chìm đắm trong tình cảm ngưỡng mộ chìa những bức ảnh chụp đứa con đáng yêu của họ cho tôi xem. Họ kể lể những từ hay ho nó mới nói và nhắc đến các thành tích của nó. Tôi thấy họ thật ngạo mạn và tầm thường. Y hệt kẻ nhắc đến những hiệu năng ở chiếc Porsche của mình với kẻ sở hữu một chiếc 2 mã lực cũ kỹ.
"Lúc bốn tuổi, nó đã biết đọc và đếm..."
Họ không chừa tôi ra, họ khoe với tôi những bức ảnh sinh nhật, thằng bé dấu yêu thổi bốn ngọn nến sau khi đếm chúng, ông bố ghi hình bằng máy quay cầm tay. Khi đó trong đầu tôi nảy sinh những ý nghĩ xấu xa, tôi thấy những ngọn nến bén lửa sang khăn trải bàn, rèm cửa và cả ngôi nhà.
Dĩ nhiên con cái các bạn là những người đẹp nhất thế giới, thông minh nhất thế giới. Các con tôi, là những kẻ xấu nhất và ngu ngốc nhất. Đó là lỗi của tôi, tôi đã làm hỏng chúng.
Năm mười lăm tuổi, Thomas và Mathieu đều không biết đọc, không biết viết và nói hết sức khó khăn.


Lâu lắm rồi tôi không đến thăm Thomas. Hôm qua tôi đã đến thăm nó. Càng ngày nó càng phải ngồi xe lăn thường xuyên hơn. Nó đi lại rất khó khăn. Sau một lúc nó mới nhận ra tôi, nó hỏi: "Ba ơi, mình đi đâu?"
Càng ngày nó càng còng. Nó muốn ra ngoài đi dạo. Cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra chóng vánh và đơn điệu. Nó nói ít hơn trước đây, nó vẫn luôn nói với bàn tay mình.
Nó đưa chúng tôi vào phòng nó. Căn phòng sáng sủa sơn vàng, Snoopy lúc nào cũng ở trên tường. Trên tường treo một trong số các tác phẩm trừu tượng đầu tiên nó vẽ, kiểu con nhện mắc vào mạng nhện.


Nó đã chuyển khu nhà, nó ở trong một khu nhỏ gồm mười hai bệnh nhân nội trú, những người lớn giống như những đứa trẻ già nua. Họ không có tuổi, không thể xác đinh được tuổi tác của họ. Hẳn họ đều chào đời vào một ngày 30 tháng hai nào đó.
Người lớn tuổi nhất hút tẩu và thè lưỡi ra với các giáo viên. Có một người mù đi dạo trong hành lang bằng cách dò dẫm bám vào tường. Một vài người chào mừng chúng tôi, phần lớn không biết chúng tôi. Đôi lúc chúng tôi nghe thấy một tiếng kêu, rồi im ắng, chỉ còn tiếng giày păng túp của người mù.
Chúng tôi phải bước qua người một số bệnh nhân nội trú nằm dài trên sàn, ngay giữa căn phòng, mắt ngước lên trời; họ đang mơ, thỉnh thoảng họ lại cười vu vơ.
Khung cảnh ấy không buồn, mà thật lạ, có lúc còn đẹp hơn nữa. Những cử chỉ chậm chạp của một vài người khuấy khuấy không khí nom giống như thuật biên đạo múa, như các động tác khiêu vũ hiện đại hay các động tác trong Kabuki(4). Một bệnh nhân khác, vặn vẹo tay trước mặt mình, khiến người ta liên tưởng đến những bức chân dung tự họa của Egon Schiele.
Bên một chiếc bàn, hai bệnh nhân khiếm thị đang ngồi tự vuốt ve tay mình. Bên chiếc bàn khác, là một bệnh nhân nội trú đầu hói, tóc muối tiêu; tôi tưởng tượng ra cảnh anh ta mặc com lê xám, anh ta có vẻ của một công chứng viên, trừ việc anh ta đeo yếm và không ngừng nhắc đi nhắc lại: "Đi ị, đi ị, đi ị..."
Mọi thứ đều được phép, mọi hành động kỳ quặc, mọi hành động điên rồ, người ta không bị đánh giá.
Ở đây, nếu người ta nghiêm túc và cư xử bình thường, người ta sẽ gần như khó chịu, người ta sẽ cảm thấy không được như những người khác và hơi nực cười.
Mỗi lần đến đó, tôi lại muốn làm giống họ, những điều ngu ngốc.


Ở viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt, mọi việc đều rất khó khăn, đôi khi bất khả. Tự mặc đồ, buộc dây giày, đóng thắt lưng, kéo khóa Éclair, cầm đĩa.
Tôi quan sát một đứa trẻ già hai mươi tuổi. Giáo viên của nó thử để nó tự ăn đậu Hà Lan.
Tôi nhận thấy thành tích được biểu hiện qua từng cử chỉ nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày của nó.
Thi thoảng lại có những chiến thắng nho nhỏ xứng đáng giật huy chương vàng Thế vận hội. Nó vừa dùng nĩa chọc được nhiều hạt đậu và đưa tất cả lên mồm mà không bị rơi hết. Nó rất tự hào, nó nhìn chúng tôi, rạng rỡ. Đáng lẽ người ta phải cử quốc ca vinh danh nó và vinh danh huấn luyện viên của nó.


Tuần tới ở viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt sẽ diễn ra một buổi hội thao lớn, cuộc thi liên trung tâm lần thứ XIII, dành cho các bệnh nhân nội trú bệnh nhẹ nhất. Có rất nhiều môn thi đấu: ném bi vào bia, chạy ba vòng, bóng rổ, ném chính xác, đua xe có gắn máy và đá bóng vào lưới. Tôi không thể ngăn mình nghĩ đến tranh của Reiser vẽ về Thế vận hội dành cho người tàn tật. Sân vận động giăng đầy những tấm biểu ngữ lớn, phía trên viết: "Cấm cười."
Dĩ nhiên, Thomas không tham gia. Thằng bé sẽ là khán giả. Chúng tôi sẽ đưa nó ra và cho nó ngồi vào xe lăn trước sân thi đấu xem buổi trình diễn. Tôi rất ngạc nhiên thấy nó tỏ ra thích thú, nó ngày càng khép kín mình vào thế giới nội tâm. Nó nghĩ đến điều gì nhỉ?




Liệu nó có biết điều mà nó từng đại diện cho tôi, hơn ba mươi năm về trước, hình ảnh thiên thần nhỏ tóc vàng bé bỏng rạng ngời lúc nào cũng cười? Giờ đây nó giống như một cái miệng máng, nó chảy dãi rớt và nó không cười nữa.
Cuối buổi hội thao là phần xếp loại với trao huy chương cùng cúp.

Lẽ ra ba nên thích những đứa con mà ba có thể tự hào. Để khoe với bạn bè của ba các loại bằng cấp, các loại giải thưởng và các loại cúp mà lẽ ra các con giành được trên các sân vận động. Hẳn là chúng ta sẽ bày chúng trong một chiếc tủ kính ở phòng khách cùng những bức ảnh chúng ta chụp với nhau.

Trên bức ảnh ấy, có lẽ tôi sẽ có vẻ mặt sung sướng của một ngư ông chụp cùng con cá khổng lồ ông ta vừa bắt được.


Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé bỏng nom rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ sẽ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao.
Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thì đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng.
Những đứa trẻ sẽ được tôi cho xem tranh và cho nghe nhạc.
Những đứa trẻ sẽ được tôi bí mật dạy nói tục.
Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy cách chia động từ đánh rắm.
Những đứa trẻ sẽ được tôi giải thích cơ chế hoạt động của máy nổ.
Những đứa trẻ mà vì chúng tôi sẽ sáng tác những câu chuyện cười.
Tôi đã không may mắn. Tôi đã chơi trò xổ số di truyền học, tôi đã thua.


"Hiện chúng bao nhiêu tuổi rồi, các con của ông ấy?"
Chuyện đó thì liên quan gì đến các vị chứ.
Không thể định được tuổi các con tôi. Mathieu không có tuổi còn Thomas hẳn đã một trăm.
Đó là hai cụ già lưng còng bé bỏng. Chúng không còn hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lúc nào chúng cũng dễ thương và tình cảm.
Các con tôi không bao giờ biết tuổi của chúng. Thomas tiếp tục tóp tép nhai một con gấu bông cũ, nó không biết mình đã già, không ai nói điều đó với nó cả.
Khi chúng còn nhỏ, phải thay giày cho chúng, mỗi năm phải đổi một cỡ lớn hơn. Chỉ có đôi bàn chân chúng lớn lên, chỉ số IQ của chúng không theo cùng. Với thời gian, hẳn nó còn có xu hướng giảm. Chúng đạt được những tiến bộ giật lùi.
Khi cả đời người ta có những đứa con chơi với mấy khối hình và một con gấu bông, thì lúc nào người ta cũng trẻ. Người ta không rõ mình đang ở giai đoạn nào nữa.
Tôi không rõ tôi là ai nữa, tôi không rõ tôi đang ở giai đoạn nào nữa, tôi không rõ tuổi tác của mình nữa.
Tôi luôn nghĩ mình ba mươi tuổi và tôi cười nhạo tất cả. Tôi có cảm giác mình bị mắc vào một trò đùa lớn, tôi không nghiêm túc, tôi chẳng coi chuyện gì là nghiêm túc. Tôi tiếp tục nói những điều ngu ngốc và viết về chúng. Cuối con đường tôi đi là ngõ cụt, phần kết cuộc đời tôi là bế tắc.
__________________________________________________________________
(1) Tu sĩ công giáo người Ý (1182-1226) - người sáng lập ra dòng thánh Francois
(2) Giotto di Bondone hay Ambrogiotto Bondone(1267-1337) là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư người Ý, các bích họa ông vẽ ở nhiều nhà thờ lớn trong đó có nhà thờ Thánh François d’Assise là những tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật Thiên Chúa giáo
(3) Tên một loại thuốc chống trầm cảm nổi tiếng
(4) Loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản kết hợp giữa hát, múa và kĩ năng.


The End

Casualness

Casualness
Tiểu học
Tiểu học

Mới nhìn thui mà đã ớn roài, đọc hết thì cũng hết hơi 4 4 4

Developer

Developer
Admin

sao ko doc roi thu am lai post len.

http://onlybigbang.wordpress.com

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết